NGƯỜI TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÁNG CÁO YÊU CẦU CHIA LẠI DI SẢN THỪA KẾ

Tình huống: Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, một người thuộc hàng thừa kế đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, Tòa án cấp sơ thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết chia toàn bộ di sản thừa kế cho những đồng thừa kế khác (bao gồm cả kỷ phần thừa kế của người từ chối nhận di sản thừa kế). Sau khi xét xử sơ thẩm, người từ chối nhận di sản kháng cáo bản án với nội dung yêu cầu giải quyết chia thừa kế, xin được nhận kỷ phần mà lẽ ra họ được hưởng. Trong trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ về việc chia di sản thừa kế hay không?

Tình huống:
Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, một người thuộc hàng thừa kế đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, Tòa án cấp sơ thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết chia toàn bộ di sản thừa kế cho những đồng thừa kế khác (bao gồm cả kỷ phần thừa kế của người từ chối nhận di sản thừa kế). Sau khi xét xử sơ thẩm, người từ chối nhận di sản kháng cáo bản án với nội dung yêu cầu giải quyết chia thừa kế, xin được nhận kỷ phần mà lẽ ra họ được hưởng. Trong trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ về việc chia di sản thừa kế hay không?
 


Hình ảnh minh họa

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

Khoản 22 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự có quyền:“Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này”

Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."

Điểm c khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: “Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên thì tùy từng trường hợp mà Tòa án xem xét, quyết định:
- Trường hợp việc từ chối nhận di sản của người thừa kế là tự nguyện thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của đương sự về việc chia thừa kế đối với kỷ phần mà họ đã từ chối nhận.
- Trường hợp có căn cứ về việc từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế do bị lừa dối, ép buộc, đe dọa; hoặc việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của họ đối với người khác thì Tòa án sẽ xem xét chấp nhận yêu cầu của đương sự.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về trường hợp người từ chối nhận di sản yêu cầu chia lại di sản thừa kế.
Nếu có vấn đề cần tư vấn giải quyết, xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật XTlaw.
Địa chỉ: Tầng 8 số 33 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Email: info@xtlaw.com.vn
Số điện thoại hotline 0865 766 989 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
 

CÙNG DANH MỤC

ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Xem thêm
ĐẤT ĐANG TRANH CHẤP CÓ ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG?
Xem thêm
THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ DOANH NGHIỆP
Xem thêm
GÓP TIỀN MUA CHUNG ĐẤT CÓ RỦI RO HAY KHÔNG?
Xem thêm
CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ
Xem thêm
TỘI PHẠM THAM NHŨNG SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Xem thêm