TẾT – CÚNG SAO GIẢI HẠN CÓ BỊ COI LÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN KHÔNG? VÀ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Hằng năm, vào dịp đầu năm mới, việc cúng sao, giải hạn với mong muốn không vướng phải tai ương, thuận buồm xuôi gió trong năm tới được người dân tin theo và thực hiện. Tuy nhiên, đây đó được xem là một phần tín ngưỡng trong Phật giáo hay không? Có phải là mê tín dị đoan? Có bị xử phạt theo quy định pháp luật không?
Cúng sao giải hạn có phải là tín ngưỡng không?
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Trong đó, hoạt động tín ngưỡng được hiểu là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Từ khái niệm nêu trên, rõ ràng cúng sao, giải hạn không được coi là hoạt động tín ngưỡng.

Hình ảnh minh họa
Hành vi cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan?
Mặc dù không phải là hoạt động tín ngưỡng nhưng hành vi này đã đi vào đời sống tâm linh người Việt bao thế hệ.
Mỗi dịp Tết, một số ngôi chùa làm lễ giải hạn giống như một thứ dịch vụ, nhẹ thì vài trăm nghìn đồng/người, tốn kém hơn nữa thì lập đàn lễ lên tới cả chục, trăm triệu đồng.
Theo đó hành vi cúng sao, giải hạn xuất phát từ việc đặt niềm tin vào mệnh, tuổi. Nếu năm đó gặp sao xấu chiếu mệnh hoặc trúng năm tam tai thì cúng để cầu mong bình an.
Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không phải lễ dâng sao giải hạn, tránh mê tín dị đoan, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh…
Như vậy, khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải tránh mê tín dị đoan, tránh những nội dung nghi lễ không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu lầm, lệch chuẩn tâm linh.
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người;
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
CÙNG DANH MỤC

NĂM QUÝ MÃO VÀ VAI TRÒ CỦA MÈO VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Năm 2023 là năm Quý Mão, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của mèo đối với đời sống con người.
Xem thêm
NGƯỜI TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÁNG CÁO YÊU CẦU CHIA LẠI DI SẢN THỪA KẾ
Tình huống: Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, một người thuộc hàng thừa kế đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, Tòa án cấp sơ thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết chia toàn bộ di sản thừa kế cho những đồng thừa kế khác (bao gồm cả kỷ phần thừa kế của người từ chối nhận di sản thừa kế). Sau khi xét xử sơ thẩm, người từ chối nhận di sản kháng cáo bản án với nội dung yêu cầu giải quyết chia thừa kế, xin được nhận kỷ phần mà lẽ ra họ được hưởng. Trong trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ về việc chia di sản thừa kế hay không?
Xem thêm
HÁT KARAOKE GÂY MẤT TRẬT TỰ TRONG NGÀY TẾT CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
“Điên đầu vì vấn nạn loa kẹo kéo, karaoke” là than thở chung của không ít người dân mỗi dịp Tết đến hoặc những kỳ nghỉ dài ngày, mặc dù việc hát Karakoe là nhu cầu giải trí chính đáng của bất kỳ ai. Tuy nhiên, tiếng hát của những “ca sĩ” không chuyên đã gây khó chịu cho hàng xóm và người xung quanh, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quyền riêng tư của nhiều người, nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra do mâu thuẫn giữa những người hát karaoke với những người xung quanh.
Xem thêm
CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO TUYỂN THỜI VỤ DỊP TẾT, NGƯỜI DÂN NÊN CẨN TRỌNG!
Trong khoảng thời gian cận kề Tết nguyên đán, nhiều người mong muốn tìm kiếm thêm việc làm để tăng thu nhập. Hiện nay trên mạng xã hội, trên nhiều hội nhóm xuất hiện rất nhiều bài viết tuyển dụng việc làm thời vụ dịp Tết, tuy nhiên, mọi người cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ thông tin để tránh tình trạng lừa đảo.
Xem thêm
LỄ CÚNG ĐÊM GIAO THỪA
Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua. Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng
Xem thêm
TẾT - ĐỔI TIỀN LẺ MỚI CÓ LẤY PHÍ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
Hàng năm, trước dịp Tết âm lịch và mùa lễ hội nhu cầu đổi tiền lẻ để mừng tuổi và đi lễ lại gia tăng, nhiều đối tượng lợi dụng điều này để kiếm lời. Còn hơn một tuần nữa là dịp Tết Nguyên Đán, tuy nhiên trên mạng xã hội đã tràn lan dịch vụ đổi tiền lẻ. Hình thức đổi tiền như vậy không bao giờ ngang giá mà người đi đổi tiền luôn luôn mất một khoản “phí” nhất định, thường là từ 20-40%, thậm chí là 70-80% tùy thuộc vào mệnh giá của số tiền họ cần đổi.
Xem thêm