Công trình, nhà ở nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép trước khi khởi công. Vậy, có trường hợp nào đang thi công được cấp giấy phép xây dựng không? Cùng XTVN tìm hiểu những thắc mắc thông qua nội dung bài viết sau.
1. Quy định về giấy phép xây dựng
trước khi khởi công
Theo khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng
2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khởi công xây dựng công
trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có mặt bằng xây dựng đã được bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo
tiến độ.
(2) Có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp công trình thuộc diện miễn giấy
phép.
(3) Có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt cho công trình hoặc hạng
mục công trình khởi công.
(4) Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng
liên quan.
(5) Đảm bảo các biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình
thi công.
(6) Gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan quản lý xây dựng địa
phương ít nhất 03 ngày làm việc trước khi khởi công.
Lưu ý: Nhà ở riêng
lẻ (bao gồm biệt thự, nhà liền kề, nhà độc lập) không thuộc diện miễn giấy phép
xây dựng phải có giấy phép trước khi khởi công.
Như vậy, giấy phép xây dựng là điều
kiện tiên quyết khi khởi công công trình, trừ trường hợp miễn giấy phép. Nếu khởi
công mà không có giấy phép, hành vi này được xem là vi phạm pháp luật và sẽ bị
xử phạt hành chính theo quy định.
2. Quy định về việc cấp giấy phép
xây dựng trong quá trình thi công
Công trình hoặc nhà ở riêng lẻ không
có giấy phép xây dựng trước khi khởi công sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên,
nếu công trình đủ điều kiện cấp giấy phép, chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ đề nghị
cấp phép trong thời hạn quy định để được xem xét cấp giấy phép xây dựng.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều
81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
Đối với hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 4, 6, 7 và 8 Điều 16 của Nghị định này, nếu công trình đủ điều kiện cấp
giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền sẽ:
(1) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm
dừng thi công.
(2) Trong thời hạn 90 ngày (đối với dự án đầu tư xây dựng) hoặc 30 ngày
(đối với nhà ở riêng lẻ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân vi
phạm phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Khi đang thi công mà công trình đủ
điều kiện cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải tạm dừng thi công, nộp hồ sơ
xin cấp giấy phép và chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét. Việc này thường được gọi
là "hợp thức hóa công trình xây dựng không có giấy phép."
3. Hợp thức hóa nhà ở không phép: Điều
kiện, hồ sơ và thủ tục cần biết
Hợp thức hóa nhà ở không phép là thủ
tục cần thiết để đảm bảo tính pháp lý cho công trình xây dựng. Theo Nghị định
16/2022/NĐ-CP, việc hợp thức hóa áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ đang xây dựng
nhưng chưa được cấp phép. Dưới đây là những điều kiện, hồ sơ và quy trình liên
quan.
a. Điều kiện để được cấp giấy phép
xây dựng khi đang thi công
Theo khoản 16 Điều 16 và khoản 1 Điều
81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép được hợp thức
hóa nếu đáp ứng:
(1) Công trình đang trong giai đoạn thi công.
(2) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định
pháp luật.
b. Hồ sơ cần chuẩn bị
(1) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
(2) Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (Mẫu số 01).
+ Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng...).
+ 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng, kèm theo:
- Giấy chứng nhận thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy (nếu cần).
- Báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế (nếu pháp luật yêu cầu).
- Các bản vẽ:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm sơ đồ vị trí.
+ Bản vẽ chi tiết các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính.
+ Bản vẽ móng và sơ đồ hệ thống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước,
cấp điện).
+ Bản cam kết đảm bảo an toàn với công trình liền kề (nếu có)
+ Giấy tờ chứng minh việc hoàn thành nộp phạt vi phạm hành chính.
c. Thủ tục thực hiện hợp thức hóa
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Thời hạn xử lý: Không quá 15
ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi được cấp giấy phép xây dựng,
chủ công trình phải trình giấy phép này cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính
trong vòng 30 ngày (đối với nhà ở riêng lẻ) kể từ ngày có quyết định xử
phạt.
Như vậy, công trình xây dựng, nhà ở
riêng lẻ thuộc diện phải có giấy phép nhưng đang thi công có thể được cấp giấy
phép xây dựng nếu đáp ứng đủ điều kiện và nộp hồ sơ trong thời hạn quy định. Tuy
nhiên, thủ tục hợp thức hóa khá phức tạp do thời hạn hạn chế, cần làm việc với
nhiều cơ quan. Đặc biệt, ngay cả khi được cấp giấy phép, phần công trình không
phù hợp với giấy phép vẫn có thể bị yêu cầu phá dỡ.
Trên đây là những nội dung XTVN chia
sẻ những vướng mắc nhà ở riêng lẻ đang thi công có được cấp giấy phép xây dựng để
quý bạn đọc hiểu rõ hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào quý bạn đọc vui lòng liên hệ
ngay tới XTLaw qua Hotline
0865766898!