+84865766989
Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã được ban hành với ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất cải cách tổ chức lại hệ thống Tòa án nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử và tinh gọn bộ máy. Hiện nay việc nộp đơn và giải quyết ly hôn chủ yếu thực hiện tại TAND cấp huyện hoặc cấp tỉnh, tuy nhiên sắp tới sẽ có sự thay đổi lớn đó là chấm dứt hoàn toàn hoạt động TAND cấp huyện đã được thông qua theo chủ trương Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, vậy người dân sẽ nộp đơn ly hôn ở đâu sau khi bỏ cấp huyện theo định hướng của cơ quan có thẩm quyền? Hãy cùng XTVN giải đáp chi tiết về sự thay đổi mới này và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây.
Theo Điều 29, Điều 35, Điều
39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn gồm đơn phương và thuận tình, hai vợ chồng sẽ nộp đơn tại Toà
án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Đối với trường hợp nộp đơn tại TAND cấp huyện:
- Nơi hai vợ chồng thỏa thuận nếu là ly hôn thuận
tình.
- Nơi người bị yêu cầu ly hôn cư trú, làm việc nếu
là đơn phương ly hôn.
Đối với trường hợp nộp đơn tại TAND cấp tỉnh, nếu việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng
không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn và hai vợ chồng không có nơi
thường trú chung.
- Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
- Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài.
Do đó, khi bỏ cấp huyện và sắp
xếp lại các cơ quan ở cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp huyện cũng thuộc diện
bị sắp xếp. Do đó, mới đây, căn cứ tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, hệ thống Tòa án nhân dân sẽ có sự thay đổi
trong cơ cấu, tổ chức. Theo đó, Tòa án nhân dân sẽ chỉ còn:
- Tòa án nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương)
- Tòa án nhân dân khu vực
- Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự Trung ương, Tòa
án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
Như vậy, với ly hôn trong nước
thì khi bỏ cấp huyện, vợ chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân khu vực. Ngược
lại, nếu có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vẫn là Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để thực hiện thủ tục ly hôn?
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn hoặc đơn khởi kiện đối với trường hợp ly hôn đơn phương.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
(bản chính). Nếu không có bản chính thì phải xin
bản sao từ sổ gốc của cơ quan tư pháp - hộ tịch.
- Giấy xác nhận nơi cư trú (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con nếu có con
chung (bản sao chứng thực);
- CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu
của hai vợ chồng (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng
minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ
chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
(bản sao chứng thực);
- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo
pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự Giấy
đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới
nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn;
- Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có
yêu cầu).
Ngoài ra, khi bạn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương thì bạn còn có thể nộp kèm theo các bằng
chứng, chứng cứ về việc vợ/chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khiến hôn
nhân lâm vào tình trạng bế tắc, không thể không làm đơn xin ly hôn đơn phương:
Ngoại tình, phá tán tài sản, bạo lực gia đình…
Trên đây, là toàn bộ nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH XTVN trao đổi
về “BỎ CẤP HUYỆN, NỘP ĐƠN LY HÔN Ở
ĐÂU?”, xin cảm ơn mọi người đã chú ý theo dõi.