+84865766989
Theo quy
định mới, kể từ ngày 01/07/2025 các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải có định
danh điện tử để đảm bảo thực hiện các hoạt động liên quan đến kê khai thuế,
doanh nghiệp,.. Vậy định danh điện tử là gì? Nếu không định danh có bị xử phạt
hay không? Quy trình đăng ký như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu tại bài viết
dưới đây.
1. Định danh điện tử doanh nghiệp là gì?
Tại Khoản 5, Điều 3 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 thì: “Tài khoản định danh điện tử là
tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập
bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng
các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và
hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, định danh điện tử là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn
danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử. Mà chủ thể danh tính điện tử
là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định gắn với danh tính điện tử.
Như vậy, định danh điện tử doanh nghiệp có thể hiểu là hoạt động đăng ký, đối
soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với doanh nghiệp, tức là tổ chức được
xác định là chủ thể danh tính điện tử, nhằm xác lập danh tính của doanh nghiệp
trên môi trường số.
Việc thực hiện định danh điện tử cho doanh nghiệp
giúp đem lại một số lợi ích nhất định sau:
- Giảm chi phí,
tiết kiệm thời gian: Tích hợp thông tin vào một tài khoản duy nhất, loại bỏ giấy
tờ, công chứng, giúp xử lý thủ tục hành chính nhanh gọn.
- Nâng cao hiệu
quả: Truy cập dịch vụ công trực tuyến dễ dàng, cập nhật thông tin nhanh, tăng
khả năng cạnh tranh.
- Tăng uy tín: Thể
hiện sự chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, nâng cao hình ảnh trước đối tác và
khách hàng.
- Hỗ trợ quản lý
minh bạch: Giúp nhà nước giám sát hiệu quả, giảm tham nhũng, xây dựng chính
sách thuế phù hợp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
2. Doanh nghiệp không đăng ký định danh điện tử có
bị phạt không?
Hiện
nay, Nghị định 69/2024/NĐ-CP chưa có quy định về việc xử phạt về việc này, tuy
nhiên nếu như không có tài khoản định danh điện tử sau ngày 30/6/2025, doanh
nghiệp sẽ gặp cản trở lớn, không thể thực hiện được các hoạt động như khai thuế,
ký số, đăng ký dịch vụ công,… Điều này chắc chắn sẽ gây đình trệ, ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng
nghĩa, từ ngày 1/7/2025, doanh nghiệp không có tài khoản định danh điện tử sẽ
không thể thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, dẫn đến gián đoạn hoạt động
kinh doanh và nguy cơ vi phạm các quy định khác (như nộp thuế chậm, không nộp
báo cáo đúng hạn). Những vi phạm này có thể bị xử phạt theo các nghị định riêng
(ví dụ, phạt chậm nộp thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Vì vậy, Doanh
nghiệp không đăng ký định danh điện tử sẽ không bị xử phạt, tuy nhiên việc định
danh điện tử với doanh nghiệp là hoạt động vô cùng cần thiết và quan trọng.
3. Quy trình đăng ký định danh điện tử VNeID
·
Bước
2: Tại màn hình Đổi vai trò tài khoản =>
Chọn Đăng ký định danh tổ chức.
·
Bước
3: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân
tay/khuôn mặt.
·
Bước 4: Chọn loại Đăng ký định danh tổ
chức.
·
Bước 5: Nhập đầy đủ thông tin tổ chức.
·
Bước 6: Chọn "Tôi xác nhận các thông
tin trên là đúng và muốn tạo tài khoản định danh cho cơ quan, tổ chức". Cuối cùng nhấn chọn " gửi yêu cầu"
để hoàn thành đăng ký định danh tổ chức gửi yêu cầu.
·
Bước
7: Tạo yêu cầu đăng ký thành công, xem lại
yêu cầu.
Ngoài
ra, doanh nghiệp có thể thực hiện định danh thông qua nộp hồ sơ trực tiếp.
Trường hợp
nộp trực tiếp, người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức
hoặc người được ủy quyền thực hiện kê khai Phiếu đề nghị cấp tài khoản định
danh điện tử dùng cho cơ quan, tổ chức theo mẫu TK02 ban hành kèm theo Nghị định
69/2024/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc
cơ quan quản lý căn cước nơi thuận tiện.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy
định thời hạn giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
- Trường hợp thông tin cần
xác thực của doanh nghiệp đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu
chuyên ngành: thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
- Trường hợp thông tin cần
xác minh của doanh nghiệp không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu
chuyên ngành: thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc.
Trên
đây là những nội dung XTLaw trao đổi về bài viết “Doanh nghiệp không đăng ký định danh điện tử có bị
phạt không?”, khách hàng cần được tư vấn pháp luật liên hệ
ngay tới XTLaw qua Hotline 0969896148!