Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Quy định mở rộng về đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam và được giữ nguyên quốc tịch nước ngoài


Trong bối cảnh ngày càng nhiều người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài mong muốn hồi hương, nhưng vướng phải một số rào cản pháp lý về quốc tịch đang trở thành vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đang mở ra cánh cửa mới với nhiều thay đổi mang tính đột phá, giúp tháo gỡ những nút thắt này. Dưới đây là một số chia sẻ của Luật sư Phạm Thị Thanh Phương về một số thay đổi trong quy định liên quan đến điều điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

Thực tế từ trước đến nay có nhiều trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài sinh sống định cư ở nước ngoài đã không đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật Việt Nam theo đó không đăng ký quốc tịch Việt Nam, đến khi trẻ muốn được nhập quốc tịch Việt Nam thì gặp khó khăn do vướng phải một số quy định về điều kiện nhập quốc tịch theo Luật Quốc tịch hiện hành, cụ thể có 2 điều kiện cơ bản:

- Thứ nhất, theo Luật Quốc tịch hiện hành, một trong các điều kiện để người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam là người đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo Bộ luật Dân sự hiện hành nghĩa là phải thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên. Dù họ có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì họ cũng phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, theo luật hiện hành, trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam cho đến khi đủ 18 tuổi.

Trong khi đó, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Quốc tịch đã có sự thay đổi lớn cả về nội dung và tư duy lập pháp, theo hướng mở rộng đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam, trong đó quy định mới là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cũng được xem xét để nhập quốc tịch Việt Nam.

- Thứ hai, một điều kiện quan trọng nữa theo Luật Quốc tịch hiện hành là khi nhập quốc tịch Việt Nam người đó buộc phải thôi quốc tịch nước ngoại trừ một trong các trường hợp sau: (i) người xin nhập quốc tịch là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; (ii) có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; hoặc (iii) việc nhập quốc tịch có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và phải thuộc “trường hợp đặc biệt” do Chính phủ quy định nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Tuy nhiên, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Quốc tịch đã có quy định mở rộng thêm đối tượng khi nhập quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, cụ thể là trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam có ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam, đồng thời chấp nhận thực tiễn song tịch trong phạm vi rộng hơn khi bỏ quy định giới hạn những trường hợp đặc biệt” được thôi quốc tịch nước ngoài.

Như vậy, việc mở rộng đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài theo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Quốc tịch mang lại nhiều ý nghĩa tích cực và thiết thực đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện để họ vẫn giữ được các quyền lợi hợp pháp của quốc gia đang mang quốc tịch, đồng thời được công nhận quốc tịch Việt Nam mang đến cơ hội thuận lợi để về nước làm việc, đầu tư, đóng góp cho đất nước.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư Phạm Thị Thanh Phương về một số thay đổi trong quy định liên quan đến điều điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, xin cảm ơn mọi người đã chú ý theo dõi.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN