Để
tham gia giao dịch về nhà ở như mua bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp, …. thì phải
đủ điều kiện, trong đó một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất là Giấy chứng
nhận sở hữu nhà ở. Bên cạnh đó, pháp luật vẫn có quy định những giao dịch về
nhà ở không cần Giấy chứng nhận. Hãy cùng XTVN tìm hiểu những giao dịch nhà ở
không bắt buộc có Giấy chứng nhận nhé!
1. Các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng
nhận.
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 118
trong Luật Nhà ở năm 2014 quy định những trường hợp không bắt buộc phải có Giấy
chứng nhận trong các giao dịch liên quan đến nhà bao gồm:
a)
Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ
chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c)
Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội,
nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu Nhà nước; bán nhà ở quy định tại
khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d)
Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ)
Nhận thừa kế nhà ở;
e)
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu
tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư
nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đối với nhà ở đó.
2.
Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch, với trường hợp không bắt
buộc phải có Giấy chứng nhận.
Theo quy định tại Điều 72 của Nghị định số
99/2015/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở” ngày 20/10/2015 thì một số giấy tờ
chứng minh điều kiện tham gia vào các giao dịch nhà ở như sau:
- Trong
trường hợp giao dịch liên quan đến thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai:
Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng
và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Đối với trường hợp thế chấp nhà ở hình
thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều
148 của Luật Nhà ở; Trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương
lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và
quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật
nhà ở 2014 (Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, quyết định giao đất,
đã xây dựng xong phần móng đối với thế chấp nhà ở, giấy phép xây dựng..)
- Trường
hợp tổ chức tặng nhà ở tình nghĩa hoặc tình thương: cần phải có giấy tờ chứng
minh việc xây dựng nhà ở của bên tặng cho.
- Đối với việc cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu
của Nhà nước: cần tuân theo quy định tại Điều 60 trong Nghị định
99/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu của Nhà nước, giấy
tờ cần phải tuân theo quy định tại Điều 69 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
- Giao
dịch liên quan đến mua bán hoặc thuê mua nhà ở xã hội: bao gồm cả trường hợp
hộ gia đình và cá nhân thuộc diện tái định cư mua hoặc thuê nhà ở xã hội, cần
phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật
Nhà ở năm 2014.
- Đối
với việc mua bán nhà ở được xây dựng để phục vụ tái định cư: cần phải có Giấy
chứng nhận hoặc quyết định giao đất, giấy tờ phê duyệt dự án từ cơ quan có thẩm
quyền, hồ sơ dự án đã được phê duyệt, cùng với Giấy phép xây dựng (nếu cần) và
giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng, theo quy
định của pháp luật về xây dựng.
- Trong
trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư:
cần phải có hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng đặt hàng mua nhà ở ký kết với
chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Kèm theo đó, cần có hồ sơ dự án đã được phê
duyệt. Nếu nhà ở đã hoàn thành, cần có giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng,
và nếu nhà ở hình thành trong tương lai, cần phải có biên bản nghiệm thu phần
móng nhà ở, theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Đối
với trường hợp thừa kế nhà ở, giấy tờ cần phải tuân theo các quy định sau đây:
+ Nếu nhà ở thuộc diện được tặng cho, cần
có văn bản hoặc hợp đồng tặng cho đã được lập hợp pháp, kèm theo giấy tờ chứng
minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho (nếu có).
+ Nếu nhà ở thuộc diện thuê mua, cần có hợp
đồng mua bán, thuê mua nhà ở hợp pháp, kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ở của bên bán, bên cho thuê mua.
+ Nếu nhà ở thuộc diện đầu tư xây dựng mới,
cần phải có Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp cần phải có Giấy phép xây dựng),
và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
của bên để thừa kế.
+ Nếu nhà ở thừa kế dưới quyết định của
Tòa án nhân dân, cần phải có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu
lực pháp luật.
- Khi
giao dịch cho thuê, cho mượn, cho người khác ở nhờ, hoặc ủy quyền quản lý nhà ở
(trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu của Nhà nước), bên cho thuê, cho
mượn, cho người khác ở nhờ, hoặc ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua
bán, thuê mua nhà ở ký kết với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, nếu mua hoặc
thuê mua nhà ở từ chủ đầu tư. Nếu là đầu tư xây dựng nhà ở, cần phải có Giấy
phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của
pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Trên đây là toàn bộ Những giao dịch về nhà
ở không cần Giấy chứng nhận. Tuy không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nhưng để
đủ điều kiện tham gia giao dịch cần phải có những giấy tờ khác chứng minh
(trong bài viết chỉ nêu một số trường hợp phổ biến, để xem toàn bộ hãy xem tại
Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP).