Vào khoảng 6h ngày 10/03, Công an xã Nghĩa Tiến (thị xã Thái Hòa, Nghệ An) nhận được
tin báo của Tổ bảo vệ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc về việc bệnh nhân đang
điều trị tại bệnh viện và người nhà của họ bị kẻ gian lấy trộm 4 điện thoại di động tổng trị giá hơn 8 triệu đồng. Hiện nay vụ án vẫn đang được tiếp tục
điều tra và làm rõ. Dưới đây là phân tích chi tiết các khía cạnh pháp lý trong vụ việc:
1. Hành vi phạm tội xét theo quy
định pháp luật
Dựa trên các quy
định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản của người khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu có thể bị xử lý theo Tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 BLHS
2015 với
khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, cụ thể:
- Trộm cắp tài
sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự
xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống của nạn nhân thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm
- Nếu phạm tội
có tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, chiếm đoạt từ
50.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, dùng thủ đoạn xỏa quyệt, hành hung tẩu
thoát, tái phạm nguy hiểm thì mức phạt tăng từ 02 năm – 07 năm tù
- Từ 07 năm –
15 năm nếu thuộc trường hợp: chiếm đoạt
từ 200.000.000 đồng – 500.000.000 đồng, lợi dụng thiên tai dịch bệnh hay từ
50.000.000 đồng – 200.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt theo luật
định
-
Ngoài ra hình phạt có thể lên đến 12 năm – 20 năm tù nếu chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên, lợi dụng
hoàn cảnh chiến tranh, trình trạng khẩn cấp hay trộm cắp từ 200.000.000 đồng –
500.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt theo luật định
Trong vụ việc này, người có hành vi trà trộn vào bệnh viện, giả làm bệnh
nhân và thực hiện hành vi trộm cắp điện thoại di động của người khác có đầy đủ
dấu hiệu cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” được quy định tại Điều 173 BLHS 2015.
Tài sản bị chiếm đoạt là 4 chiếc điện thoại di động, có tổng giá trị lớn hơn 8 triệu
đồng.
Ngoài ra, có thể xét đến tình tiết
tăng nặng: Người có hành vi trên đã lợi
dụng sự bất cẩn của nạn nhân và sơ hở trong việc bảo vệ tài sản tại bệnh viện.
Ngoài ra, việc lợi dụng trang phục bệnh nhân để trà trộn vào các phòng bệnh cho
thấy hành vi phạm tội có sự tinh vi xảo quyệt. Hành vi này có thể bị coi là có
thủ đoạn gian xảo, một tình tiết tăng nặng trong việc xử lý hình sự.
2.
Các vấn đề liên quan đến bảo mật và an ninh
Hành vi trà trộn vào bệnh viện giả làm bệnh nhân có
thể xâm phạm đến quyền lợi và danh dự của bệnh viện, cũng như an ninh trong cơ
sở y tế. Các cơ sở y tế phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của bệnh nhân, nhân
viên và tạo ra môi trường an toàn. Việc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mất
tài sản gây mất lòng tin trong cộng đồng và những người đang điều trị tại đây.
Vụ việc cũng đặt ra vấn đề về an ninh và bảo mật trong các cơ sở y tế, nơi có
lượng người ra vào lớn, đặc biệt là bệnh nhân và người nhà. Các bệnh viện cần
tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản và kiểm tra, giám sát người ra vào để
tránh các vụ việc trộm cắp, lừa đảo.