+84865766989
Từ ngày
27/6/2024, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc Hội thông
qua và Luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Với nhiều điểm mới liên
quan đến quy định đối với trẻ em trong giao thông đường bộ, vậy những điểm cần lưu
ý khi chở trẻ em trên đường từ ngày 1/1/2025 là gì? Hãy cùng Luật XTVN tìm hiểu
vấn đề trên qua bài viết dưới đây:
1. Quy định về hoạt động đưa đón trẻ
em mầm non, học sinh
Căn cứ theo Điều
46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định:
“1. Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ
em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận
hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ
quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy
định của Chính phủ;
b) Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học
sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có
ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp
với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu theo
quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản
1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm
non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe
đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Khi đưa đón trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng
dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh
tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của
người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố
trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Người quản lý, người lái xe có
trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được
để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe
đã rời xe.
4. Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm
non, học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
5. Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy
trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái
xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy
trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức
đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.”
So
sánh với Luật Giao thông đường bộ 2008, có thể thấy Luật Trật tự an toàn giao thông
đường bộ 2024 đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn của xe ô tô chở trẻ em, học sinh
cũng như nguyên tắc và quy trình bảo đảm an toàn khi đua đón trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học. Theo đó, xe ô tô thực hiện hoạt động đưa đón trẻ bắt buộc phải có
thiết bị ghi hình xác nhận được hình ảnh trẻ trên xe và thiết bị có thể cảnh báo
giúp chống bỏ quên trẻ trên xe. Khi thực hiện hoạt động đưa đón trẻ luôn luôn
phải có ít nhất một quản lý giám sát, duy trì trật tự, an toàn cho trẻ với mỗi
xe ô tô và quản lý có trách nhiệm kiểm tra trẻ khi xuống xe, không được phép để
trẻ trên xe khi đã rời xe. Đây là điểm mới đáng chú ý nhất khi giải quyết vấn đề
bỏ quên trẻ em trên xe ô tô trong quá trình đưa đón hay những vụ việc thương tâm
liên quan đến vấn đề này.
2. Quy định về
chở trẻ em khi tham gia giao thông
Khi
tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông tuân thủ các quy tắc chung
được pháp luật quy định. Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông
đường bộ quy định:
“3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét
trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại
xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết
bị an toàn phù hợp cho trẻ em.”
Có
thể thấy, với Luật 2024 khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét
trên xe ô tô, người tham gia giao thông phải cho trẻ ngồi hàng thứ hai và sử dụng
những biên pháp an toàn phù hợp như: dây đai an toàn, ghế an toàn trẻ cho em,....
Ngoài ra căn
cứ khoản 1 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
“1.
Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những
trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở
người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp
giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ
em dưới 12 tuổi;
d)
Người già yếu hoặc người khuyết tật”.
So sánh với Điều
30 Luật An toàn giao thông đường bộ 2008, thì Luật mới 2024 đã rút ngắn độ tuổi
của trẻ trong trường hợp người lái xe hai bánh, xe gắn máy được chở 3 người.
Luật Trật tự
an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực, sẽ giảm thiểu các vụ vụ trẻ em bị chấn thương đặc
biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô tô một năm tại Việt Nam. Đặc biệt, quy định trên sẽ
ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ trẻ em khi số lượng ô tô tại
Việt Nam ngày một tăng.
Trên đây là những trao đổi của công
ty Luật TNHH XTVN về những điểm cần lưu ý khi chở trẻ em trên đường từ
ngày 1/1/2025.