Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Thang máy rơi tự do ở chung cư, ai chịu trách nhiệm?

Thang máy rơi tự do ở chung cư, ai chịu trách nhiệm?

 Trong quá trình sinh sống ở chung cư, các cư dân không ít lần gặp phải sự cố rơi thang máy tự do, tháng máy bị treo lơ lửng hoặc cửa thang máy đóng rất nhanh…., khiến người dân sinh sống tại chung cư vô cùng lo lắng về mức độ an toàn. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là ai, tổ chức nào có trách nhiệm khi xảy ra các sự cố thang máy?

- Trách nhiệm bồi thường:

Căn cứ Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra như sau:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”

Theo đó, các chủ thể sau có thể phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sự cố rơi thang máy:

+ Chủ sở hữu (chủ đầu tư) công trình căn cứ theo Điều 32 Thông tư 05/2024/TT-BXD có trách nhiệm bảo trì nhà chung cư như sau:

Điều 32. Bảo trì nhà chung cư

1. Hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư; kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy và các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư; thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư và các việc bảo trì khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này.

Trường hợp có hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác thì chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó, nếu chủ sở hữu không thực hiện sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng này; trường hợp có hư hỏng phần sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng thì chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị thi công sửa chữa các hư hỏng này.

3. Việc bảo trì phần xây dựng nhà chung cư phải do đơn vị có năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện; việc bảo trì các hệ thống thiết bị của nhà chung cư phải do đơn vị có năng lực tương ứng với công việc bảo trì thực hiện. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có năng lực bảo trì thì có thể thuê đơn vị này thực hiện bảo trì.

…”

+ Ban quản trị nhà chung cư: Là một pháp nhân, với tư cách được giao quản lý công trình xây dựng đồng thời được giao quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, bảo dưỡng mà chủ đầu tư và cư dân đã đóng góp mà để công trình xây dựng hư hỏng, gây thiệt hại cho người khác thì ban quản trị phải bồi thường theo quy định tại Điều 148 Luật Nhà ở 2023 về Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư.

+ Đơn vị thi công, bảo dưỡng công trình xây dựng (nếu có lỗi):

Căn cứ khoản 1 Điều 149 Luật Nhà ở năm 2023 quy định Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có quy định đối với nhà chung cư có thang máy thì phải do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định thì các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện một số nội dung liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.

Trường hợp được loại trừ trách nhiệm khi nào?

Theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ tài sản khi thiệt hại xảy ra cho nhà cửa, công trình xây dựng được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP như sau:

“2. Tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

a) Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.

b) Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.

3. Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

b) Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.”

Do đó, các trường hợp được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra gồm có:

- Chủ sở hữu sẽ không phải bồi thường nếu trên tình hình thực tế, người chiếm hữu hoàn toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

Như vậy, để xác định ai phải chịu trách nhiệm khi có sự cố rơi thang máy chung cư thì tùy thuộc vào đối tượng gây thiệt hại để xác định người có trách nhiệm phải bồi thường.

 

 

 

 

 



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN