Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu mua sắm của
người dân tăng cao, khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có xu hướng
biến động. Tuy nhiên, việc tăng giá bất hợp lý hoặc lợi dụng thời điểm này để đầu
cơ, tích trữ, đẩy giá lên cao có thể vi
phạm pháp luật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật
liên quan đến hành vi tăng giá hàng hóa trong mùa Tết.
1. Tăng giá
hàng hóa trong dịp Tết có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định
109/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa,
dịch vụ bất hợp lý thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý có thể hiểu như sau:
- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao
hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
- Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu
đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng
ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện
đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Mức xử phạt khi tăng giá bán hàng hoá bất hợp lý dịp Tết Nguyên
đán
Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP về căn cứ xác định mức
phạt đối với hành vi tự ý tăng giá đối với hàng hóa, dịch vụ thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng tùy vào giá trị
hàng hóa tự ý tăng giá. Ngoài ra hành vi tự ý tăng giá có thể chịu các hình phạt bổ
sung khắc phục hậu quả đi kèm như trả lại số tiền thu lợi bất chính, hạ giá bán
về đúng mức giá đã đăng ký hoặc kê khai hoặc bị tước quyền đăng ký kinh doanh
có thời hạn và vô thời hạn.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo Điều 196 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội đầu cơ, Người nào lợi dụng tình
hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch
bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc
danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định
giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
3. Các hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bình ổn giá dịp Tết
Nguyên đán
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật
Giá 2023 quy định về Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đồng thời đáp ứng các
tiêu chí sau:
“a)
Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
b)
Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kiinh doanh và đời
sống người dân”
Theo phụ lục 01 kèm theo Luật
Giá 2023 về danh
mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, bao gồm: Xăng, dầu thành phẩm; Khí
dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân
đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; Vắc – xin phòng bệnh
cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc thuộc danh mục thiết yếu được
sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, để đảm bảo không vi phạm quy
định pháp luật, người bán hàng và cung cấp dịch vụ cần đặc biệt lưu ý về các mặt hàng,
dịch vụ cần thực
hiện bình ổn giá. Điều này không chỉ tránh được các hình thức xử phạt mà còn
giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, đảm bảo kinh doanh bền vững.