Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Quỹ từ thiện có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được không?

Quỹ từ thiện có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được không?

Câu hỏi của bạn đọc: “Tôi là sáng lập viên của một quỹ từ thiện. Hiện nay, quỹ từ thiện của tôi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của truyền thông và những người có sức ảnh hưởng. Tôi đang lo về việc có những tổ chức không chính thống sử dụng đúng tên này gây nhầm lẫn. Tôi muốn hỏi về việc quỹ từ thiện có thể đăng ký bản quyền cho tên gọi không ạ? Nếu được thì thủ tục như thế nào?”

Bàn về vấn đề này, Công ty Luật TNHH XTVN - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

1. Đăng ký bản quyền cho tên gọi

Căn cứ quy định tại khoản 4, 12, 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ:

....

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

.....

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

....”

Do đó, bạn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tên gọi quỹ từ thiện của bạn bảo hộ cho nhóm hàng hóa/dịch vụ tương ứng với phạm vi, quy mô hoạt động của quỹ.

2. Trình tự thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho Quỹ từ thiện:

2.1.      Phân nhóm dịch vụ hàng hóa:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm liên quan đến hàng hóa và từ nhóm 35 – 45 là nhóm liên quan đến dịch vụ.

Một nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với một hàng hóa hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Trên cơ sở phạm vi hoạt động và nhu cầu thực hiện, quỹ từ thiện có thể đăng ký bảo hộ cho nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

-                Nhóm 36: Quỹ từ thiện; Quyên góp quỹ từ thiện; Tổ chức quyên góp quỹ từ thiện.

-                Nhóm 45: Dịch vụ cá nhân và xã hội, cụ thể là dịch vụ từ thiện, bán hàng để gây quỹ từ thiện.

-                Ngoài ra, tùy thuộc vào sản phẩm kinh doanh mà còn có thể đăng ký bảo hộ thêm những nhóm hàng hóa tương ứng với sản phẩm cụ thể đó.

2.2.      Tra cứu nhãn hiệu

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, bạn sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, bạn nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, bạn có thể tra cứu nhãn hiệu bằng cách tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*

2.3.      Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 và Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm các tài liệu sau:

-                Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 8 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

-                Mẫu nhẫn hiệu: 05 mẫu, kích thước không nhỏ hơn 3x3 cm và không vượt quá 8x8 cm

-                Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép thành lập nếu chủ sở hữu là tổ chức.

2.4.      Nộp hồ sơ:

-                Nộp trực tiếp: tại Trụ sở Cục Sở hữu Trí Tuệ: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

-                Nộp trực tuyến: qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường link: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Để đăng ký theo hình thức này, cần có chữ ký số và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

2.5.      Thời gian xử lý:

Căn cứ quy định tại Điều 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thì thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:

-                Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

-                Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

-                Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn

-                Cấp văn bằng: 02 tháng lể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng

Ø   Lưu ý: tổng thời gian theo luật là 15 tháng tuy nhiên thời giam thực tế có thể kéo dài 24-30 tháng tùy từng thời điểm (lý do chậm trễ: số lượng hồ sơ nhiều, thiếu chuyên viên xử lý, tạm ngưng thực hiện do cập nhập quy định sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ).

2.6.      Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước và sau 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu thực hiện gia hạn văng bằng bảo hộ và không giới hạn số lần gia hạn.

2.7.      Chi phí đăng ký nhãn hiệu: Chi phí sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật TNHH XTVN về việc đăng ký nhãn hiệu cho tên quỹ từ thiện của bạn, hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN