Việc giao kết Hợp đồng rất quan trọng đối với những người lao động, đặc
biệt là những em sinh viên mới xa vòng tay gia đình.Các em học sinh niên khóa
2005 vừa đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mình đó là vượt qua kỳ
thi tuyển sinh quốc gia và lại tiếp tục chuẩn bị cho một hành trình mới mang
tên Đại học. Nhiều tân sinh viên khi tới môi trường mới, rời xa vòng tay cha mẹ,
có lẽ điều đầu tiên các em nghĩ tới đó là những trải nghiệm mới. Nhiều bạn sẽ
chọn đi chơi thăm thú, nhiều bạn sẽ còn phải loay hoay với những vấn đề tâm lý
thì trong đó lại có một số lại chọn việc đi làm luôn. Việc đi làm thêm đối với
sinh viên ở thời điểm hiện tại là điều phổ biến, vừa phụ giúp cha mẹ về gánh nặng
kinh tế, vừa có thêm thu nhập để có thể trang trải cuộc sống sinh viên. Thế
nhưng liệu các em đã trang bị đủ kiến thức để có thể bước vào cuộc sống? Để có
thể tránh được những bất lợi thì các em sinh viên cần lưu ý những điều sau:
- Giao kết hợp đồng lao động
Theo khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao
động 2019 có quy định “Trước khi nhận người
lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động
với người lao động”.
Không chỉ là mối liên kết giữa hai chủ thể là người
lao động và người sử dụng lao động mà còn là một bằng chứng quan trọng để có thể
căn cứ vào mỗi khi xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, người lao động hoàn
toàn có thể kiểm tra thông tin cơ bản của người thuê mình như: tên, tuổi, địa
chỉ… để tránh bị những trường hợp như lừa đảo.
- Hình thức giao kết
Ngoài việc giao kết được Hợp đồng
chúng ta cần phải chú ý tới hình thức giao kết Hợp đồng. Có tới ba kiểu giao kết
Hợp đồng theo Bộ luật lao động, bao gồm : bằng văn bản, bằng thông điệp dữ liệu
điện tử và Hợp đồng miệng.
Người lao động cần chú ý tới vấn
đề này nhất là đối với Hợp đồng miệng. Rất nhiều người lao động mất lương hoặc
bị giữ lương bởi vì Hợp đồng miệng, Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14, Hợp đồng miệng
chỉ áp dụng với những Hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng và trừ các trường hợp
khác được quy định tại Điều 14.
- Nội dung Hợp đồng và loại Hợp đồng lao động
Bên cạnh đó, dù việc ta đã cầm được
bản Hợp đồng nhưng chưa chắc an toàn. Ta cần xem xét Hợp đồng đó nội dung ra
sao, các điều khoản trong Hợp đồng như thế nào. Đã đầy đủ thông tin cơ bản của
người sử dụng lao động hay chưa. Từ đó, xác định xem loại Hợp đồng đó thuộc loại
nào.
Tại Khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019 có
quy định cho chúng ta 2 loại Hợp đồng đó là không xác định thời hạn và có xác định
thời hạn. Từ những dự kiện đó ta cần xem xét và phân bổ thời gian làm việc cho
hợp lý.
Việc đi làm thêm có thể giúp các
tân sinh viên có thêm thu nhập để cuộc sống sinh viên thêm “đầy đủ”. Tuy nhiên,
việc nắm vững những kiến thức pháp lý có thể giúp các tân sinh viên đề phòng những
trường hợp gây khó dễ hoặc ít nhất là giảm thiểu những thiệt hại từ quá trình
lao động đó.