˗ Hồ sơ đăng ký thế chấp:
· Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTC;
· Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
· Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
· Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
· Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký làngười được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng khôngphải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
˗ Hồ sơ xóa thế chấp:
· Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK;
· Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký của bên thế chấp;
· Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
· Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ về việc đăng ký/xóa thế chấp
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai/Ủy ban nhân cấp xã, phường, thị trấn
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Bước 4: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Bước 5: Trao kết quả cho người sử dụng
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.