Trong thế giới số hóa ngày nay, không gian mạng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Đây là một công cụ tuyệt vời giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày một dễ dàng hơn. Và tất nhiên, đi đôi với tiềm năng khổng lồ đó là những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn mà người dùng không dễ dàng nhận ra. Việc tự bảo vệ bản thân trong không gian mạng là vấn đề đặt ra cho mỗi cá nhân mà còn là một trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Bài viết dưới đây XTLaw sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trong không gian mạng.
1.
Giới
hạn thời gian sử dụng mạng xã hội
Mạng
xã hội hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, học tập và công việc không chỉ
giúp các bạn trao đổi với thầy cô, bạn bè mà còn giúp các bạn giải trí sau những
giờ học căng thẳng. Tuy nhiên, các bạn cần phải biết cân đối thời gian sử dụng
mạng xã hội với những công việc thường ngày trong đời sống. Tránh tình trạng
“nghiện” mạng xã hội, tự tách bản thân mình ra khỏi cuộc sống thực tế để đắm
chìm vào những niềm vui không có thật.
Việc
sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể
chất, sự tập trung mà nghiêm trọng hơn là những vấn đề tâm lý mà các bạn có thể
gặp phải. Vì vậy, việc tự cân đối thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày
sao cho hợp lý là vấn đề ưu tiên hiện nay.
2.
Thận
trọng trước khi đăng/ chia sẻ thông tin
Mạng
xã hội là một không gian rất lớn chúng ta sẽ không thể biết có bao nhiêu người
soi mói những bài đăng của chúng ta. Đôi lúc dưới những bài đăng chúng ta bình
luận với bạn bè vô tình chia sẻ những thông tin riêng tư, sẽ rất nguy hiểm nếu
người xấu lợi dụng những thông tin đấy để làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư và
cuộc sống cá nhân của chúng ta.
Mạng
xã hội giúp chúng ta cập nhật nhanh chóng các thông tin mới nhất tuy nhiên
không một ai kiểm chứng những thông đó là đúng hay sai. Vì vậy, trước khi chia
sẻ chúng ta cần kiểm chứng thông tin đó có đúng không để tránh tình trạng vô
tình chia sẻ những thông tin sai lệch, kích động chống phá nhà nước. Việc không
tìm hiểu kỹ những thông tin trước khi chia sẻ gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức
cũng như tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền tin giả.
Căn
cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định về mức xử phạt dành cho hành
vi chia sẻ thông tin sai sự thật lên mạng xã hội như sau:
“Điều
101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các
hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy
các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ
tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả
tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt,
gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc
hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo
chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành
hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ
thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ
Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến
thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước,
bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự”.
3. Bảo mật thông tin cá nhân
Khi
sử dụng mạng xã hội chúng ta vô tình cung cấp thông tin như tên, tuổi, trường lớp,
địa chỉ nhà, ảnh cá nhân... Tuy nhiên, các mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Twitter, Tik Tok đều là những ứng dụng miễn phí vì vậy chúng đều pubilic thông
tin của người đăng ký sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo thông tin cá nhân trên các nền
tảng mạng xã hội chúng ta cần cài đặt các thông tin quan trọng ở trạng thái
riêng tư và đặt mật khẩu cấp 2 cho tài khoản mạng xã hội để tránh tình trạng bị
lấy cắp tài khoản.
4.
Cư
xử văn minh trên không gian mạng
Không
gian mạng là một xã hội thu nhỏ, chúng ta “nấp” dưới những tài khoản ẩn danh để
lên án, chửi rủa, miệt thị hay thậm chí là công kích một đối tượng mà chúng ta
không thích. Nhiều bạn trẻ cho rằng không gian mạng là ảo, dù có bình luận thế
nào cũng không ảnh hưởng tới bản thân và người khác. Tuy nhiên, chính hành động
quá khích của các bạn trên không gian mạng lại mang tính chất bạo lực tinh thần
đối với người khác.
Mạng
xã hội là ảo, nhưng nỗi đau gây ra là thật. Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội một
cách văn minh, đừng để lại những dòng bình luận tiêu cực trong lúc nóng giận
làm ảnh hưởng đến cuộc đời của người khác.
5.
Nhận
biết các dạng lừa đảo qua mạng xã hội
Hiện
nay có nhiều kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội để đi lừa đảo, chúng tiếp cận các bạn
trẻ thông qua những tài khoản ảo, kết bạn và trò chuyện để lấy lòng tin và những
thông tin quan trọng nhằm phục vụ những mục đích xấu. Không chỉ lừa tiền bằng
những thông báo trúng thưởng, những đường link độc hại nhằm đánh cắp tài khoản
hay nhiều kẻ còn yêu cầu các bạn gửi hình ảnh cá nhân nhạy cảm để tống tiền. Vì
vậy, chúng ta phải thật tỉnh táo và nhớ đến nguyên tắc “không chia sẻ thông tin
cá nhân” để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ trong thời đại này, mặt lợi và mặt hại của không gian mạng sẽ ngày một mở rộng và phức tạp hơn. Vì thế, có thể thấy rằngviệc tự bảo vệ bản thân trong không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trong không gian mạng.