Hiện nay, sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiktok,
Lazada,…) đã trở thành một thị trường mua sắm lớn đối với người tiêu dùng, do
tính chất tiện lợi, nhanh chóng, đặc biệt không phân biệt khu vực, biên giới.
Cũng vì vậy mà vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng được quan
tâm khi việc kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến sự tin tưởng của
người dùng qua thương hiệu. Vậy cần phải bảo hộ thương hiệu trên các sàn thương
mại điện tử như thế nào?
I, Bảo hộ
thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ
sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu), chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu
cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử
dụng thương hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức
năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành
vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành
chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm.
Bảo hộ thương hiệu được thể hiện thông qua “Văn bằng
bảo hộ”, cụ thể, theo Khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Văn bằng
bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm
xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.”
Hiện nay, để trở thành các nhà bán hàng uy tín trên
sàn thương mại điện tử (“Mall”) các nhà bán hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng
minh liên quan đến văn bằng bảo hộ, ví dụ như tại Shopee Mall, cần phải cung cấp
Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc giấy tờ xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp
lệ của Cơ quan nhà nước.
Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu là một trong những
bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đối với sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
II. Vì sao phải
đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Bảo hộ thương hiệu trên sàn thương mại điện tử ngày
càng trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp trong bối cảnh kinh
doanh trực tuyến phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm và dịch vụ được phân phối rộng
rãi trên các nền tảng như Shopee, Tiktok, Lazada,… nguy cơ bị làm giả, sao chép
thương hiệu hoặc cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng. Vì thế việc
đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ bảo vệ doanh nghiệp trước sự xâm phạm và cạnh
tranh không lành mạnh mà còn đem lại nhiều lợi ích khác.
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải tất cả doanh nghiệp đều nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu. Cụ thể khi đăng ký bảo hộ thương hiệu
để kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử sẽ mang các lợi ích như sau:
-
Đăng ký thương hiệu
“Mall”:
+ Đáp ứng điều kiện
gian hàng chính hãng, nâng cao uy tín thương hiệu.
+ Hưởng nhiều
chính sách, ưu đãi từ sàn thương mại: giảm phí, tăng lượt hiển thị, hỗ trợ quảng
bá .
+ Tiếp cận
khách hàng dễ dàng hơn, thúc đẩy doanh số bán hàng.
+ Được sử dụng
độc quyền thương hiệu để kinh doanh trên sàn điện tử.
-
Bảo vệ quyền và lợi
ích của doanh nghiệp:
+ Khẳng định uy
tín, giúp khách hàng dễ nhận diện thương hiệu.
+ Ngăn chặn
gian hàng giả mạo, bảo vệ quyền lợi kinh doanh.
+ Có quyền eport
các nhãn hiệu giả mạo hoặc các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với sàn
thương mại điện tử
+ Ngăn chặn đối
thủ chiếm dụng nhãn hiệu
+ Tránh rủi ro
pháp lý và tranh chấp thương mại, các kiện tụng liên quan đến thương hiệu, giảm
thiệt hại về tài chính, thương hiệu.
-
Gia tăng giá trị
thương hiệu:
+ Tăng khả năng
huy động vốn từ các tổ chức tài chính chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư,
những tổ chức vốn ngày càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thương hiệu đối với
sự thành công của một doanh nghiệp.
+ Phát triển
chuỗi kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu, gia tăng quy mô phát triển thị trường,..
+ Tạo uy tín
trong hoạt động kinh doanh với các đối tác, khách hàng.
III. Quy trình
đăng ký bảo hộ thương hiệu
1. Bước 1: Lựa
chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ
Việc lựa chọn thương hiệu để có thể đăng ký thành
công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Để đăng ký thành
công thương hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn thương hiệu như sau:
-
Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp các yếu tố
dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn
bằng bảo hộ;
-
Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù
khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký. Ví dụ, nhãn hiệu Apple cho điện
thoại, thiết bị điện, điện tử,.. nhưng khi đăng ký kinh doanh xây dựng, cũng
không thể lấy nhãn hiệu này làm thương hiệu của mình.
-
Không sử dụng tên thương mại của người khác đã dùng
trước khi thương hiệu thực hiện đăng ký, tên chỉ dẫn địa lý, tên miền để đăng
ký thương hiệu…
2. Bước 2: Tra cứu thương hiệu xác định khả năng đăng ký
thành công
Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ thương hiệu có khả
năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá
cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu. Đây không phải là bước bắt
buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm
thời gian.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang
tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ.
3. Bước 3: Nộp
đơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn đăng ký có thể nộp tại Cục Sở hữu trí
tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ
Chí Minh.
Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số
nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý
quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu,
chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi
thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Bước 4: Thẩm
định đơn đăng ký thương hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết
quả thẩm định hình thức đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả thẩm định hình thức của đơn. Hình thức
của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư
cách pháp lý của chủ đơn. Hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp
văn bằng bảo hộ.
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả
thẩm định đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố
đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh
giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ,
xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12
tháng.
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp
đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa
đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo
dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc
đó.
5. Bước 5:
Thông báo kết quả thẩm định nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực
hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận Giấy chứng
đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu).
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét
nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi
khả năng cấp bằng của mình.
Trên đây là những
nội dung XTLaw trao đổi về bài viết “Bảo hộ thương hiệu trên sàn thương mại điện
tử”, khách hàng cần được tư vấn pháp luật
liên hệ ngay tới XTLaw qua Hotline 0865766898!