Kinh
doanh đa cấp, hay còn gọi là bán hàng đa cấp, là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng
lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được
hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế từ kết quả kinh doanh của mình
và của những người khác trong mạng lưới.
Kinh
doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh được pháp luật thừa nhận và cần phải được
đăng ký theo quy định của pháp luật. Khi tham gia vào những doanh nghệp đã được
cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp sẽ
ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, được hưởng
đầy đủ quyền lợi theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp khi phát sinh tranh chấp với doanh nghiệp.
Hoạt
động kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh không trái với quy định của pháp
luật, tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh có xu hướng lừa đảo rất cao, không
chú trọng bán hàng mà tập trung tuyển dụng người tham gia, nhà đầu tư tuyến dưới
để hưởng hoa hồng theo phương thức đa cấp.
Do
đó, tham gia vào hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, người dân cần có
kiến thức, đánh giá và nhận diện một số yếu tố như sau để xác định có phải đa cấp
trái pháp luật hay không.
1.
Công ty kinh doanh đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận kinh dooanh theo phương
thức đa cấp hay chưa
Căn
cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 về việc quản
lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định:
"3.
Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội
thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của
mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4.
Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương
thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác."
Do
vậy, trước khi tham gia vào kinh doanh đa cấp, nhà phân phối thứ cấp cần tìm hiểu
rõ về tính pháp lý, đặc biệt yêu cầu công ty đa cấp cung cấp bản gốc hoặc bản
sao y công chứng Giấy chứng nhận kinh doanh theo phương thức đa cấp để đảm bảo
tính pháp lý. Bên cạnh đó, danh sách các doanh nghiệp bán hàng đa cấp luôn được
cập nhật tại website: vcca.gov.vn để các nhà phân phối có thể tham khảo.
Những
công ty kinh doanh đa cấp không thể cung cấp Giấy chứng nhận kinh doanh là những
công ty hoạt động trái với quy định của pháp luật.
2.
Mặt hàng kinh doanh đa cấp
Về
cơ bản, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với
hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng
không phải hàng hóa phần lớn thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
Pháp
luật Việt Nam cũng đã có quy định những đối tượng là hàng hóa không được kinh
doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm những hàng hóa:
-
Hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế, các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc
thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng
trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các hóa chất nguy hiểm.
-
Sản phẩm nội dung thông tin số.
Các
công ty kinh doanh đa cấp giới thiệu hàng hóa kinh doanh liên quan đến những sản
phẩm trên là có dấu hiệu kinh doanh trái với quy định của pháp luật.
3.
Công ty kinh doanh đa cấp yêu cầu đặt cọc, nộp tiền tham gia hoặc bắt buộc mua
hàng hóa khi tham gia
Đây
cũng là dạng thức bán hàng đa cấp bất chính diễn ra phổ biến trong thời kỳ đầu
bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam. Các doanh nghiệp bất chính thường tìm
cách dụ dỗ, khiến cho người tham gia phải bỏ ra một số tiền ban đầu để gia nhập
vào mạng lưới. Sau khi mất tiền để tham gia, người tham gia tiếp tục mời gọi những
người khác nộp tiền vào mà không mua bán sản phẩm gì, hoặc có sản phẩm nhưng sản
phẩm không có giá trị. Cứ như vậy, tiền được nộp vào hệ thống không dựa trên
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa mà chỉ nộp tiền khống, dùng tiền đó chi trả hoa hồng
cho người vào trước. Những người vào sau chiếm số đông trong mạng lưới sẽ chịu
thiệt hại, không đòi lại được tiền khi hệ thống không thể tuyển thêm được người
nộp tiền vào.
Dạng
thức này có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, có thể là yêu cầu đặt cọc một
khoản với cam kết sau này sẽ trả lại; có thể yêu cầu nộp một khoản tiền với lý
do mua tài liệu đào tạo, tham gia buổi tập huấn; có thể buộc mua một lượng hàng
hóa kém chất lượng với giá rất cao với lý do sử dụng thử để trải nghiệm sản phẩm
và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm.
Bản
thân người bị dụ dỗ thường không nhận thức được bản chất của việc nộp tiền bởi
họ được những người thân quen giới thiệu nên hoàn toàn tin tưởng.
4.
Các chứng từ, bằng chứng giao dịch với công ty kinh doanh đa cấp
Trong
tất cả quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, đặc biệt là các giao dịch liên quan
đến tiền, mua bán hàng hóa, người tham gia cần xác định rõ đối tượng giao dịch
với mình là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chứ không phải bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào khác (kể cả các cá nhân là nhân viên, quản lý của doanh nghiệp bán hàng đa cấp).
Do
đó, tất cả các chứng từ, bằng chứng khi giao dịch cần thể hiện đối tượng thực
hiện giao dịch với mình chính là doanh nghiệp bán hàng đa cấp (phải có dấu
xác nhận của doanh nghiệp trên các tài liệu, chứng từ hay hóa đơn giao dịch để
tránh việc các doanh nghiệp này thoái thác hoặc không thừa nhận các giao dịch
trên khi có tranh chấp với người tham gia bán hàng đa cấp).
Trong
quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia cần phải từ chối các giao dịch
không đảm bảo các yếu tố rõ ràng như trên đây, ví dụ như: khi bị yêu cầu nộp tiền
thanh toán cho doanh nghiệp nhưng đối tượng nhận chuyển khoản lại là số tài khoản
của cá nhân (thường là người tuyến trên, nhân viên hoặc quản lý của doanh
nghiệp); nộp tiền mua hàng nhưng không có hóa đơn đỏ, biên lai có dấu doanh
nghiệp; phiếu thu/phiếu xuất kho hay các giấy tờ giao dịch khác có thông tin về
việc hàng đã mua không được trả lại, kể cả hàng hóa mua theo chương trình khuyến
mại…
Kết
luận: Trong những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt và thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp vì các hành vi bán hàng đa cấp bất
chính. Một số đối tượng còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như vụ việc liên
quan đến Công ty Liên Kết Việt hay vụ việc liên quan đến Công ty TNHH Nhượng
quyền Thương mại Thăng Long.
Vì
vậy, người tham gia hợp tác với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần hiểu rằng
không phải doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận cũng là doanh nghiệp hoạt
động chân chính. Trường hợp nhận thấy doanh nghiệp mình hợp tác có biểu hiện của
bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật, cần thu thập chứng cứ, thông
báo với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng
thời giúp các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên
quan một cách nghiêm minh, thích đáng.