Công chứng, chứng thực là một công
cụ hữu ích giúp phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch. Công chứng, chứng thực góp phần
nâng cao sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng. Khi những hợp đồng,
giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện, thì hợp đồng
giao dịch đó sẽ bị vô hiệu.
1.
Công chứng là gì? Hợp đồng dân sự có cần công chứng
không?
Công chứng là việc công chứng viên của một
tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng,
giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính
chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau
đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá
nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên về việc
xác lập, chấm dứt hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật
Dân sự có quy định:
"Nếu như luật quy định giao dịch
dân sự được lập và thể hiện bằng văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực
thì cần thực hiện theo quy định đó."
Không phải tất cả các loại hợp đồng
dân sự đều phải công chứng mà chỉ có những loại hợp đồng dân sự pháp luật quy định
phải công chứng hay
chứng thực thì mới có giá trị pháp lý thì mới cần thực hiện công chứng hợp đồng.
2.
Tổng hợp các loại hợp đồng dân sự bắt buộc phải công chứng:
Theo pháp luật hiện hành, những loại
hợp đồng bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực bao gồm:
STT |
Loại
hợp đồng |
Căn
cứ pháp lý |
1 |
Hợp đồng mua bán nhà ở |
Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở
2014 |
2 |
Hợp đồng tặng cho nhà ở |
|
3 |
Hợp đồng đổi nhà ở |
|
4 |
Hợp đồng góp vốn nhà ở |
|
5 |
Hợp đồng thế chấp nhà ở |
|
6 |
Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng
mua bán nhà ở thương mại |
|
7 |
Hợp đồng mua bán công trình xây dựng
không phải là nhà ở |
Khoản 1 Điều 32 Nghị định
43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai |
8 |
Hợp đồng tặng cho công trình xây
dựng dựng không phải là nhà ở |
|
9 |
Hợp đồng thuê mua nhà, công trình
xây dựng mà các bên là hộ gia đình, cá nhân |
Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh
doanh bất động sản 2014 |
10 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất |
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất
đai 2013 |
11 |
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất |
|
12 |
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất |
|
13 |
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất |
|
14 |
Hợp đồng thuê đất để xây dựng nhà
ở |
Khoản 4 Điều 31 Nghị định
43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai |
15 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh để
xây dựng nhà ở mà chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất |
|
16 |
Hợp đồng mua bán cây lâu năm hoặc
rừng sản xuất là rừng trồng |
Khoản 2, 6 Điều 33 và khoản 2 Điều
6 Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai |
17 |
Hợp đồng tặng cho cây lâu năm hoặc
rừng sản xuất là rừng trồng |
Như vậy, ngoài những loại hợp đồng
dân sự bắt buộc phải công chứng hay chứng thực bên trên thì tất cả các loại hợp
đồng dân sự còn lại (không thuộc các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực)
đều không cần công chứng hay chứng thực. Nếu hợp đồng phải công chứng hay chứng
thực mà các bên tham gia hợp đồng không thực hiện thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu
và không có giá trị pháp lý.