Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Các phương thức giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Các phương thức giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ

1. Thương lượng

        Thương lượng là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp đầu tiên mà các chủ thể hướng tới dựa trên nguyên tắc tự do, tự thỏa thuận, định đoạt trong dân sự. Có thể nói đây là phương pháp giải quyết mang tính chất “nội bộ” bởi các bên trong tranh chấp sẽ tự thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất cuối cùng về cách giải quyết xung đột mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba. các thỏa thuận đạt được từ thỏa thuận sẽ được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện mà sẽ không có quy chế pháp lý nào đảm bảo cho việc đó

2. Hòa giải

Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định hoặc chấp nhận là trung gian, vai trò của bên thứ ba là hỗ trợ, thuyết phục các bên trong tranh chấp tìm ra giải pháp để giải quyết xung đột. Phương thức hòa giải mặc dù có sự tham gia của bên thứ ba nhưng vẫn tương tự với thương lượng, thỏa thuận của các bên luôn được tôn trọng và tự nguyện. 

Hòa giải có thể được thực hiện trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải trong tố tụng được thực hiện với tư cách là một bước trong thủ tục tố tụng của Tòa án hay trọng tài. Trong tố tụng, hòa giải được coi là một nguyên tắc được khuyến khích khi các bên xảy ra tranh chấp, điều 58 Luật Trọng tài thương mại quy định: “Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.” Trong thủ tục tố tụng tại tòa án, hòa giải là bước đầu tiên và cũng là một thủ tục bắt buộc, nếu các bên thống nhất được phương án giải quyết thì thỏa thuận đó sẽ được tòa án công nhận và có hiệu lực ngày mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại ở Việt Nam được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài không được sử dụng quyền lực nhà nước như tòa án. Tuy nhiên phán quyết giải quyết tranh chấp của trọng tài là bắt buộc phải thi hành đối với các bên.

Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của tòa án – cơ quan tài phản Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án, sự thỏa thuận của các bên không phải là điều kiện bắt buộc để vụ tranh chấp được đưa ra tòa án giải quyết.

Tòa án có thể thụ lý giải quyết vụ tranh chấp khi nhận được yêu cầu của một bên. Đây chính là một ưu thế của tòa án so với các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại, khi mà các bên không đạt được sự thỏa thuận cần thiết trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN