Trong
cuộc sống hiện đại đầy hối hả, những chiếc xe ưu tiên như cứu thương, cảnh sát,
hay xe cứu hỏa đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống giao thông
hoạt động mạch lạc và bảo vệ tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc
nào những chiếc xe này cũng nhận được sự tôn trọng và ưu tiên trên đường. Hành
vi cản đường của xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ vẫn diễn ra một cách thường
xuyên. Vậy theo quy định của pháp luật, cản đường xe ưu tiên bị xử lý thế nào?
Đây là một vấn đề nhạy cảm không chỉ là một hành động thiếu tôn trọng đối với
những chiếc xe đang thực hiện nhiệm vụ mà còn là một vi phạm nghiêm trọng về luật
giao thông. Hãy cùng XTlaw tìm hiểu chi tiết về chủ đề “Cản đường xe ưu tiên
đang làm nhiệm vụ, bị phạt thế nào?” để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.
Xe ưu tiên là những loại xe nào?
Căn
cứ theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về “Quyền
ưu tiên của một số loại xe” thì những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước
khi lưu thông trên đường theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
-
Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
-
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
-
Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi
làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
Các loại xe ưu tiên nêu trên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ
phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ;
được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có
tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
2.
Cản đường xe ưu tiên thì bị phạt như
thế nào?
Căn
cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 về “Quyền
ưu tiên của một số loại xe” thì:
“3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên,
người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát
lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu
tiên”
a.
Xử phạt vi phạm hành chính
Hành
vi không nhường đường hoặc gây cản trở cho xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu
tiên đi làm nhiệm vụ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt theo quy định
tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Bộ Giao
thông vận tải về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt”
- Đối với ô tô: Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định
100/2019/NĐ-CP, (được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định
123/2021/NĐ-CP), mức phạt là từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện hành vi “Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được
quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.
- Đối với xe máy, xe mô tô (kể cả xe máy điện): Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Nghị định
100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP),
mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện hành vi “Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang
phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.
- Đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dùng: Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định
100/2019/NĐ-CP, mức phạt là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện hành vi “Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền
ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”
Đồng thời, người điều khiển phương tiện còn có thể
bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với xe máy, xe mô tô,…. hoặc từ 2
đến 4 tháng (nếu gây ra tai nạn giao thông) đối với xe ô tô, tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể.
- Đối với xe đạp và xe đạp máy: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định
100/2019/NĐ-CP, Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thô sơ có hành vi
“Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu
ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp cản trở xe ưu tiên, dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng như gây ra thiệt hại về người và tài sản thì người cản đường xe ưu
tiên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật
Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Qua đây, ta thấy những người vi phạm về việc cản
trở xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ có thể phải đối mặt
những
hậu quả pháp lý nặng nề, nghiêm khắc của pháp luật, từ mức phạt tiền đến mất bằng
lái hoặc thậm chí là án phạt tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Bởi những hành động này không chỉ đặt nguy cơ lớn cho tính mạng và an toàn của
những người đang thực hiện nhiệm vụ mà còn gây ra sự trì hoãn không đáng có
trong việc cứu thương và hỗ trợ khẩn cấp.