Nghị định mới về xử phạt giao thông đã trở thành nội dung
đáng chú ý được dư luận và người dân quan tâm nhiều gần đây, với các điểm mới
liên quan đến tăng mức xử phạt cùng các quy định mới ban hành. Trong đó, đáng
chú ý theo Nghị định mới Chủ tịch xã có quyền được phạt vi phạm giao thông. Vậy cụ thể quy định như thế nào? Mời bạn đọc
tìm hiểu bài viết dưới đây.
I. Thẩm quyền xử phạt giao thông của chủ
tịch xã
Căn cứ theo điểm a, điểm b
khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 42 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền
xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã có quyền:
-
Phạt cảnh cáo;
-
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
-
Tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
-
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả gồm:
+ Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra,
trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e, điểm n, điểm p khoản
này.
+ Buộc
thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành
chính gây ra.
Như vậy, theo Nghị định mới đối
với hành vi vi phạm giao thông thì Chủ tịch xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng,
tịch thu phương tiện có giá trị đến 10 triệu đồng nhưng không có thẩm quyền tiến
hành thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe
II. Thẩm quyền xử phạt giao thông của
chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh
Bên cạnh quy định về
thẩm quyền xử phạt giao thông đối với Chủ tịch xã, tại khoản 2, khoản 3 Điều 42
của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch huyện, Chủ tịch
tỉnh như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch huyện:
-
Phạt cảnh cáo;
-
Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
-
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
-
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính;
-
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều
3 (trừ điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Thẩm quyền của Chủ tịch tỉnh:
-
Phạt cảnh cáo;
-
Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
-
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
-
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính;
-
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều
3 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Như vậy, khác với Chủ tịch xã, Chủ tịch huyện và Chủ tịch tỉnh
có quyền ra quyết định trừ điểm giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
III. Các biện pháp khắc phục hậu quả khi bị xử phạt
vi phạm giao thông
Bên cạnh việc phạt tiền, tịch thu tang vậy, chủ tịch UBND
các cấp còn có quyền yêu cầu người vi phạm khi tham gia giao thông phải thực hiện
các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
-
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra, trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm
e, điểm n, điểm p khoản này;
-
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do vi phạm hành chính gây ra;
-
Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
-
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm
hành chính;
-
Buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn
tín hiệu giao thông;
-
Buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn,
quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện,
thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
-
Buộc cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
-
Buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
-
Buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận
hình ảnh người lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh
tiểu học, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo
đúng quy định;
-
Buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây
mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ
-
Buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông
tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người
lái xe lắp trên xe ô tô theo quy định;
-
Buộc điều chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của
xe ô tô bị làm sai lệch;
-
Buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận
đăng ký xe theo quy định;
-
Buộc thực hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ
hoặc dán chữ, số biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe, quy định về màu sơn,
biển báo dấu hiệu nhận biết của xe;
-
Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn
kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia
giao thông;
-
Buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện
hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở
được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
-
Buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng
ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
theo quy định;
-
Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa
chữa làm sai lệch nội dung;
-
Buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc
biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
Trên đây là những
nội dung XTLaw trao đổi về bài viết “Chủ tịch xã được phạt vi phạm giao thông từ
2025”, khách hàng cần được tư vấn pháp
luật liên hệ ngay tới XTLaw qua Hotline 0865766898!