Trích
lục bản đồ được coi là một trong những giấy tờ quan trọng trong việc quản lý đất
đai. Trên cơ sở những nội dung thông tin thể hiện qua trích lục bản đồ địa
chính, cơ quan quản lí đất đai sẽ thực hiện đúng quyền quản lí với người sử đụng
đất. Đồng thời, người sử dụng đất có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với
nhà nước và quyền của người sử dụng đất như tặng
cho, chuyển
nhượng,….Chính vì vậy, trích
lục bản đồ địa chính đóng vai trò là một trong những chứng cứ quan trọng khi
có tranh
chấp về đất đai xảy
ra.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhầm
tưởng rằng: khi có trích lục bản đồ địa chính thì họ có thể xin cấp sổ đỏ. Vậy
liệu loại giấy tờ này có thực sự được coi là căn cứ để được cấp sổ đỏ hay không
?
Thứ nhất, chúng ta cần hiểu
trích lục bản đồ địa chính là gì ?
Theo
Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích lục bản đồ địa
chính là giấy tờ chứa những thông tin về thửa đất, gồm:
- Số
thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất.
- Diện
tích thửa đất.
- Mục
đích sử dụng đất.
- Tên
người sử dụng đất, địa chỉ thường trú.
- Các
thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.
- Bản
vẽ thửa đất, gồm sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa
Thứ hai, khi nào cần
trích lục, trích đo bản đồ địa chính ?
+
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận
Theo
điểm b, khoản 3, Điều 70, Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản
gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản
gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính
nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất
đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
+ Cấp lại Giấy chứng nhận
Theo
khoản 3, Điều 77, Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị
mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa
trích đo địa chính thửa đất.
+ Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu
Theo
khoản 1, Điều 3, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không
thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ
sơ. Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính
thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
+ Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất
Theo
khoản 2, Điều 6, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh
hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục
bản đồ địa. Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất.
+ Là thành phần hồ sơ trình UBND khi có
quyết định thu hồi đất
Khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành
thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành
quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình
ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT). Trong tất cả các loại hồ sơ trên đều phải có trích
lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Như
vậy, theo quy định trên, trong một số trường hợp, khi thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính để phục
vụ việc cấp Giấy chứng nhận như đối chiếu về diện tích, kích thước, ranh giới
thửa đất,…Do đó, trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ về quyền sử dụng
đất. Hay nói cách khác, trích lục bản đồ địa chính không phải giấy tờ chứng
minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nó chỉ đóng vai trò
như một công cụ hỗ trợ cơ quan nhà nước trong quản lý về đất đai.