Thờ cúng tổ tiên là một nếp
sống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Vì vậy pháp luật dân sự có
quy định về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng. Vậy, di sản thờ cúng là
gì? Có được bán hay không? Thông qua bài viết dưới đây, XTLaw sẽ cùng các bạn
làm rõ hơn về phần nội dụng này.
Thế
nào là di sản thờ cúng?
Di sản thờ cúng còn được
hiểu là phần di sản dùng vào mục đích thờ tự tổ tiên và không dùng để chia thừa
kế. Phần di sản này được chỉ định trong di chúc giao cho một người trong gia
đình để người đó trực tiếp quản lý và tiếp tục thực hiện việc thờ cúng tổ tiên.
Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những
người thừa kế sẽ thỏa thuận cử ra một người quản lý phần di sản này.
Ai
có quyền quản lý di sản thờ cúng?
Theo quy định tại khoản 1
Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý
di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.”
Trong trường hợp, người
nhận quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận
của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản cho
người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại
di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử
người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những
người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về
người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế
theo pháp luật.
Có
được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều
645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho
người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu
người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào
việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Theo quy định trên, phần
di sản này chỉ được sử dụng cho mục đích thờ cúng tổ tiên mà không được phép
chia thừa kế.
Như vậy có thể thấy, người
quản lý di sản thờ cúng phải có nghĩa vụ trông coi, quản lý và duy trì việc thờ
cúng. Mặt khác phần di sản này không nằm trong phần di sản thừa kế nên sẽ không
được sử dụng vào bất kì mục đích nào khác ngoại trừ viêc thờ cúng. Chính vì vậy,
phần di sản thờ cúng sẽ không thể mua, bán vì đây không phải là phần di sản thừa
kế của người chết để lại.
Mong rằng thông qua thông tin mà Công ty Luật
XTLaw cung cấp sẽ giải đáp được những vướng mắc liên quan đến vấn đề “Di
sản dùng cho việc thờ cúng có được bán hay không?”.
Để thực hiện thủ tục ly hôn khi cả hai đang ở nước ngoài nhanh nhất có thể liên
hệ ngay qua số điện thoại 0865.766.989
để nhận được tư vấn pháp lý từ các chuyên gia của chúng tôi.