Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc
là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp
nhập, mua lại.
Pháp
luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế có tới 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy
định của Luật Doanh nghiệp.
Ngoài
các quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên và để thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư, pháp luật
về doanh nghiệp và về đầu tư áp dụng riêng đối với đầu tư nước ngoài về lĩnh
vực đầu tư có điều kiện, về quy định trong việc thành lập công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân, về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư và về
địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, có bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như
vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là người sử dụng đất khi thuộc
vào một trong các hình thức sau: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Căn
cứ vào các quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được quyền sử dụng đất khi thuộc vào một trong những trường hợp
nhất định sau:
Trường hợp 1: Thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều
153 Luật Đất đai năm 2013
Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê
lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất
gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp 2: Thuộc trường hợp theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013
Người
nhận quyền sử dụng đất là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận
chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng
vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
Cụ
thể, theo quy định tại Điều 39 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi
khoản 25 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư
là giá trị quyền sử dụng đất như sau:
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhượng vốn đầu tư là giá
trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất từ Nhà nước. Quá trình
chuyển nhượng này được thực hiện thông qua việc trả tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất theo hình thức trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Giá trị
quyền sử dụng đất đã được tính vào vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định
này không áp dụng cho chuyển nhượng vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp.
-
Trong quá trình chuyển nhượng vốn đầu tư, doanh nghiệp và các thành viên là chủ
sở hữu của doanh nghiệp phải xác định phần vốn là giá trị quyền sử dụng đất
trong tổng giá trị vốn chuyển nhượng. Họ cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ thuế,
phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thông qua việc nhận chuyển
nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất cũng phải tuân thủ các quy định
về quyền và nghĩa vụ tại Luật Đất đai, được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1
Điều 169 và khoản 3 Điều 183 của Luật Đất đai.
Như
vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền sử dụng đất khi thuộc vào
trong các trường hợp như:
-
Thông
qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê;
-
Được
Nhà nước cho thuê đất;
-
Thông
qua thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài;
-
Thuê
lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Đất
thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp).
-
Nhận
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử
dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được
vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp theo các quy định được trích dẫn trên.