Điều khiển phương tiện như mô tô, ô tô…
tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe là hành vi vi
phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ giao xe cho con
hoặc không kiểm soát việc con tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện cũng là
hành vi trái pháp luật dẫn đến nguy hiểm tính mạng của con họ và có thể làm những
người tham gia giao thông khác phải chịu vạ lây.
Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự
năm 2015, người giao xe cho người chưa đủ tuổi hoặc không đủ điều kiện có thể bị
xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, cha mẹ biết rõ con mình không có giấy phép lái xe, không đủ độ tuổi mà vẫn giao xe cho con gây tai nạn giao thông làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, phạt tù đến 7 năm.
(Ảnh minh họa)
Trường hợp, nếu người con tự ý lấy xe, và
cha mẹ không biết hoặc không thể biết thì cha mẹ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Người
từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng
gây ra khi đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép.
Khoản 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 quy định, trường hợp người gây nguy hiểm cho xã hội đã chết thì không
bị xem xét trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trách nhiệm dân sự vẫn sẽ được đặt
ra trong trường hợp này, Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại
mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của
cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ
tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của
mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người
giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy
tài sản của mình để bồi thường.