Hiện
nay, trên thị trường chứng khoán, việc mua bán trái phiếu đã không còn quá xa lạ
với các nhà đầu tư. Việc đầu tư trái phiếu được đánh giá chung là rủi ro thấp,
khả năng thu hồi vốn cao và có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu
tư.
Tuy
nhiên, rủi ro thấp không đồng nghĩa với việc đầu tư trái phiếu là không có rủi
ro. Một khách hàng đã gửi câu hỏi tới XTVN như sau:
“Chị
là giáo viên cấp 3 tại thành phố A. Theo lời giới thiệu của bạn bè, cũng mong
muốn là có một khoản thu nhập thu động ổn định và đều đặn, chị đang có dự định
mua trái phiếu của doanh nghiệp B mà nghe nói là doanh nghiệp bất động sản lớn,
an toàn, có ký hợp đồng và cam kết trả lãi suất cao, đều đặn, độ uy tín cao. Khoản
tiền chị dự định sử dụng để mua là khoản chị đã cố gắng tích góp sau nhiều năm
đi dạy, hiện tại chỉ gửi ngân hàng và sử dụng sau khi nghỉ hưu. Khoản tiền này
cũng là toàn bộ tài sản mà chị đang có, vì vậy, rất mong Luật sư có thể tư vấn
cho chị về rủi ro gặp phải khi mua trái phiếu và phương án để hạn chế rủi ro
này.”
XTVN
gửi tới chị câu trả lời như sau:
1.
Trái phiếu là gì?
Căn
cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019: “Trái phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của
tổ chức phát hành”.
Như vậy, nói cách khác, trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp với người sở hữu trái phiếu và một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định.
(Hình minh họa)
2.
Đặc điểm của trái phiếu
-
Chủ thể phát hành trái phiếu có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, Bộ Tài chính; doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức
tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.
-
Người sở hữu trái phiếu là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ
trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có
nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
-
Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định và thường
ký, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
-
Trái phiếu được cho là một loại chứng khoán nợ, khi doanh nghiệp phá sản hay giải
thể thì trước tiên phải thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu.
3.
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Thứ
nhất, liên quan đến lãi suất trái phiếu mà doanh nghiệp cam kết. Nhà đầu tư cần
đặc biệt chú ý khi lãi suất cam kết này cao bất thường, đặc biệt là thực tế hiện
nay, liên quan đến những doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất
cao mà không có tài sản bảo đảm.
Thứ
hai, trái phiếu doanh nghiệp là khoản vay của doanh nghiệp, có thể được bảo
lãnh phát hành bởi ngân hàng thương mại hoặc dựa vào uy tín của doanh nghiệp hoặc
tài sản đảm bảo chính cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh
tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng, lạm
phát tăng cao dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn, dẫn đến thiếu hụt về dòng tiền, mất khả năng trả nợ, đồng nghĩa với
việc khả năng chi trả cho các trái chủ không còn.
Thứ
ba, các nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp không biết hoặc không có
khả năng phân tích, đánh giá về số tiền huy động từ các đợt phát hành có được sử
dụng đúng mục đích hay không và họ cũng có rất ít khả năng để phân tích các chỉ
tiêu tài chính, qua đó nắm bắt được khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Thứ
tư, rủi ro liên quan đến thanh khoản. Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành
tiền của tài sản. Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư có thể không bán được
trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái
phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán dẫn đến giá cả bị biến động.
Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ, đến nhu cầu sử dụng
của nhà đầu tư khi cần huy động tiền mặt trong thời gian ngắn.
4.
Lưu ý đối với Nhà đầu tư trái phiếu
Mặc
dù được đánh giá là một loại tài sản đầu tư có tính an toàn và ổn định cao, tuy
nhiên vẫn có không ít trường hợp các doanh nghiệp phát hành lợi dụng kẽ hở của
pháp luật, sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư nhằm thu lợi bất chính.
Có
thể kể đến một ví dụ điển hình về đầu tư trái phiếu:
“Doanh
nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Để huy động vốn, doanh
nghiệp X đưa ra đề án kinh doanh rất cụ thể, kế hoạch trả nợ, tài sản đảm bảo,
bên bảo lãnh thanh toán. Người mua trái phiếu cũng vì tin tưởng thông tin, tài
liệu, cam kết trên của doanh nghiệp mới mua trái phiếu, hay nói cách khác nhà đầu
tư mua trái phiếu vì tin tưởng rằng số tiền của mình được đầu tư vào đúng dự án
như đã cam kết, tính thanh khoản được đảm bảo.
Tuy
nhiên, do không đánh giá kỹ hồ sơ đề án, mà chỉ dựa vào sự tin tưởng và uy tín
của doanh nghiệp, sau khi đã ký hợp đồng mua trái phiếu, nhà đầu tư mới nhận ra
phía doanh nghiệp tự dựng hồ sơ lên để hợp thức hóa việc huy động vốn, tạo lòng
tin cho người mua.
Bên
cạnh đó, doanh nghiệp X này còn huy động được đa dạng hình thức bán trái phiếu,
mà đặc biệt là bán trái phiếu qua ngân hàng, vốn chỉ là một bên cung cấp dịch vụ
bán, không chịu trách nhiệm về khoản đầu tư.”
Như
vậy, nhà đầu tư cá nhân cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau khi đầu tư trái
phiếu:
-
Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như lĩnh vực kinh
doanh chính, uy tín trên thị trường, tình hình kinh doanh, sức khỏe tài chính mà
đặc biệt là khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó, …
-
Lịch sử phát hành trái phiếu của doanh nghiệp;
-
Trái phiếu có tài sản đảm bảo hay không. Thông thường, trái phiếu có tài sản đảm
bảo hoặc được ngân hàng bảo lãnh thanh toán sẽ có mức rủi ro thấp hơn.
-
Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thứ ba phân phối
trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho
việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là trung gian cung cấp dịch vụ, hưởng
phí từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm