Luật viễn thông năm 2023 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 24 tháng 1 năm 2023, gồm 10 chương, 73 điều, so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, số lượng các
điều tăng từ
63 Điều lên 73 Điều. Luật có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Luật viễn thông năm 2023 có một số điểm mới so với Luật viễn thông năm 2009, như sau:
1. Về phạm vi điều chỉnh
tăng thêm 03 dịch vụ mới
Để phù hợp với xu thế chuyển đổi hạ tầng viễn thông
thành hạ tầng số; đồng thời tạo môi trường pháp lý rõ ràng, bình đẳng cho các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, Luật Viễn thông năm 2023 đã mở rộng phạm vi
điều chỉnh một số dịch vụ mới: Dịch vụ trung tâm dữ liệu; dịch vụ điện toán đám
mây; dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (tại các Điều 3, Điều 28, Điều
29).
Việc quản lý 03 dịch vụ mới được thực hiện theo cách
tiếp cận “quản lý nhẹ” ở mức độ phù hợp, có độ mở, hướng đến bảo vệ quyền lợi
người sử dụng, bảo đảm an toàn, an ninh và tạo thuận lợi cho các dịch vụ phát
triển. Nhà nước không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch vụ
tại Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mới được giảm bớt một số nghĩa vụ
so với doanh nghiệp viễn thông truyền thống (ví dụ không phải đóng Quỹ Dịch vụ
viễn thông công ích, không phải đóng phí quyền hoạt động viễn thông,...). Việc
cung cấp các dịch vụ mới được thực hiện theo hình thức đăng ký hoặc thông báo,
không phải cấp phép để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, để các doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi,
đáp ứng việc tuân thủ quy định mới, Luật Viễn thông năm 2023 quy định thời điểm
hiệu lực của các quy định quản lý dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán
đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet từ ngày 01/01/2025.
2. Về phát
triển hạ tầng kỹ thuật
Luật viễn thông 2023
cho phép công trình viễn thông được xây dựng, lắp đặt trên tài sản công, bổ sung một số quy
định tại Điều 5, Điều 13, Điều 65 như:
- Cho phép công trình
viễn thông được xây dựng, lắp đặt trên tài sản công (đất công, trụ sở làm việc
công,...).
- Hoàn thiện quy định
sử dụng chung hạ tầng liên ngành giữa viễn thông với các công trình hạ tầng kỹ
thuật giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng,... để nâng
cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- Bổ sung trách nhiệm
của chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư, công trình công cộng, khu chức năng,...
trong việc thiết kế, xây dựng, bố trí mặt bằng để xây dựng, lắp đặt hạ tầng viễn
thông bảo đảm đồng bộ và thuận tiện cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Bổ sung trách nhiệm
của UBND các cấp, bộ, ngành liên quan trong việc xử lý các hành vi cản trở việc
xây dựng hợp pháp cơ sở hạ tầng viễn thông.
3. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động viễn thông công ích
Luật Viễn thông năm
2023 kế thừa việc duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và bổ sung,
hoàn thiện các quy định về hoạt động viễn thông công ích tại Chương III để khắc
phục những bất cập trong giai đoạn trước, cụ thể như sau:
- Bổ sung quy định về
nguyên tắc hoạt động viễn thông công ích (Điều 30).
- Bổ sung quy định về
phương thức thực hiện hoạt động viễn thông công ích (Điều 32).
- Giao Chính phủ quy
định chi tiết việc thực hiện hoạt động viễn thông công ích (Điều 32), trong đó
có: Cơ chế tài chính; mức đóng góp tối đa; đối tượng được miễn, giảm đóng góp
vào Quỹ; thời hạn hỗ trợ bảo đảm tính ổn định, liên tục trong việc cung cấp, sử
dụng dịch vụ viễn thông công ích và việc quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ.
- Quy định về trách
nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên
quan và UBND cấp tỉnh trong quản lý hoạt động viễn thông công ích (Điều 32).
4. Về quy định cụ thể về đấu giá kho số, tài nguyên và ngăn chặn SIM rác
Luật Viễn thông năm
2009 đã có quy định đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên
Internet nhung chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là do khó xác định được
đầy đủ các loại mã, số viễn thông thực hiện đấu giá và khó xác định giá khởi điểm
để đấu giá. Khắc phục các vướng mắc này, Luật Viễn thông năm 2023 đã quy định cụ
thể các loại tài nguyên viễn thông được phân bổ qua hình thức đấu giá (Điều
50); quy định việc xác định giá khởi điểm để đấu giá cho từng loại mã, số viễn
thông, tên miền Internet. Việc lựa chọn mã, số viễn thông phân bổ qua đấu giá sẽ
do thị trường quyết định; sau khi mang ra đấu giá mà đấu giá không thành sẽ
quay về phân bổ trực tiếp, tuần tự.
Luật cũng bổ sung quy
định nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông phải xác thực, lưu trữ, quản lý thông
tin thuê bao, xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác (SIM
rác), ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 13). Bổ
sung quy định nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá
nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho
phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao mà mình đã đăng ký sử dụng (khoản 4
Điều 15).
5. Cải cách thủ tục hành chính, quản lý thị trường viễn thông
- Nhằm khuyến khích
gia nhập thị trường thuận lợi cũng như thúc đẩy cạnh tranh, Luật Viễn thông năm
2023 bổ sung quy định về các hình thức cấp phép (Điều 35); điều kiện cấp phép
viễn thông (Điều 36, Điều 38); bổ sung các hình thức đăng ký, thông báo (Điều
41) để đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Ngoài ra, Luật cũng bổ
sung quy định quản lý hoạt động bán buôn trong viễn thông (Điều 16, Điều 17); bổ
sung quy định về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các tổ chức
nước ngoài theo hình thức qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ
Việt Nam (Điều 21); hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động
để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn
thông di động (Điều 61); bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông (Điều 68).
Trên đây là những trao đổi của công ty Luật TNHH XTVN về một số điểm mới cần biết của Luật viễn thông 2023 có hiệu
lực từ ngày 01.07.2024.