Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có
thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có được một căn
nhà ổn định để sinh sống. Nhờ có những dự án nhà ở xã hội, các hộ gia đình có
điều kiện tài chính eo hẹp đã có cơ hội mua được nhà với giá cả hợp lý, tránh
được tình trạng đóng góp quá nhiều chi phí cho việc thuê nhà hoặc mua nhà với
giá cao.
Nhu cầu về mua nhà ở xã hội hiện nay đang tăng cao. Qua bài viết dưới đây,
Luật XTVN sẽ cung cấp đến bạn một số điều cần phải biết khi mua nhà ở xã hội để
có thể mua nhà một cách an toàn nhất, đảm bảo vừa có nhà để ở mà vẫn phù hợp với
khả năng tài chính của mình.
1. Nhà ở xã hội là gì? Và các loại hình nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được chính phủ hoặc các tổ chức có liên
quan xây dựng và bán với giá cả hợp lý cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhằm
đáp ứng nhu cầu về nhà ở ổn định của người dân. Nhà ở xã hội thường được xây dựng
trên các khu đất có quy hoạch sẵn và được phân bổ cho những người có nhu cầu thực
sự. Tuy nhiên, để được mua, người dân cần phải đáp ứng một số điều kiện và thủ
tục đăng ký được quy định theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 82 Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm nhà 2 loại chính
là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Hiện nay, các loại hình kết hợp được triển
khai phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
Chung cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình chung cư, đáp
ứng nhu cầu về nhà ở của người dân đang sống trong khu vực đông dân cư, có thu
nhập trung bình hoặc thấp.
Liền kề: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình liền kề, phù hợp
với nhu cầu của những hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng muốn sở hữu một ngôi
nhà riêng biệt.
Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những
hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định
và tiện nghi hơn.
Nhà ở xã hội thương mại: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng nhằm mục
đích bán ra cho người dân với giá rẻ hơn so với giá thị trường, nhưng không được
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như các dạng nhà ở xã hội khác.
2.
Những
đối tượng nào được mua Nhà ở xã hội?
Theo
quy định, đối tượng mua nhà ở xã hội chủ yếu thuộc ba nhóm: gia đình chính
sách, người lao động tại khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại các thành
phố lớn. Tuy nhiên, nếu như nhóm đầu tiên và thứ hai các tiêu chí khá rõ ràng,
việc xác định nhóm người mua thứ ba gây nhiều tranh cãi bởi đây là nhóm có nhu
cầu đông đảo nhất.
Tiêu
chí lọc chọn người mua nhà ở xã hội khá khắt khe, để mua được loại nhà này,
người mua sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn đánh giá cũng như xếp hạng hồ sơ
người mua nhà. Những đối tượng được mua cụ thể là:
(1)
Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp
được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công
với cách mạng.
(2)
Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
(3)
Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng
thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
(4)
Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
(5)
Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
(6)
Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
(8)
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán
bộ, công chức, viên chức.
(9)
Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật Nhà ở, trừ trường
hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
(10)
Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải
tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường
bằng nhà ở, đất ở.
(11)
Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng,
dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân
tộc nội trú công lập.
(12)
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công
nghiệp.
3.
Điều
kiện để được mua nhà ở xã hội
Theo Điều 78 Luật Nhà ở 2023, Điều 30
Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định, 11 đối tượng trên sẽ được mua nhà
ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện: Nhà ở và thu nhập, cụ
thể:
* Điều kiện 1: Về nhà ở
-
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê
hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới
mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.
-
Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích
nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối
thiểu.
-
Trường hợp là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang
thì hiện không ở trong nhà công vụ.
* Điều kiện 2: Về thu nhập
Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 7:
-
Trường hợp độc thân: Tổng thu nhập không quá 15 triệu
đồng/tháng.
-
Trường hợp đã kết hôn: Tổng thu nhập của cả 02 vợ chồng
không quá 30 triệu đồng/tháng.
Đối với đối tượng 6:
-
Trường hợp còn độc thân: Lương, phụ cấp không quá tổng
thu nhập của sỹ quan hàm Đại tá;
-
Trường hợp đã kết hôn:
Nếu cả 02 vợ chồng đều thuộc lực lượng
vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng không cao hơn 02 lần tổng thu nhập
của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
Nếu chỉ 01 người thuộc lực lượng vũ
trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của 2 vợ chồng không cao hơn 1,5 lần
tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
-
Trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị thì
phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).
4.
Các
bước đăng ký mua nhà ở xã hội
Để
mua được nhà ở xã hội, người dân cần phải đăng ký và thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1.Xác định đối tượng được ưu tiên: Theo quy định, nhà ở xã
hội được ưu tiên cấp cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp,
những người có công với cách mạng, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội,
người có công với sự nghiệp giáo dục, y tế và người lao động nghèo, đặc biệt là
người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bước 2.Kiểm tra các thông tin về dự án nhà ở xã hội: Người dân
cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến dự án nhà ở xã hội như vị trí, diện
tích, giá bán, chính sách hỗ trợ, tiến độ thi công,…
Bước 3.Chuẩn bị hồ sơ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị
định 100/2024/NĐ-CP
Bước 4. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho chủ đầu tư tại địa chỉ tiếp
nhận hồ sơ của chủ đầu tư.
Bước 5.Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ: Đại diện chủ đầu tư nhận hồ
sơ mua nhà ở xã hội, kiểm tra xem hồ sơ có đủ điều kiện và hợp lệ không, nếu
không thì hoàn trả cho người mua kèm theo lý do chưa giải quyết để người mua bổ
sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ về Sở Xây dựng địa phương nơi
có dự án để tiếp tục kiểm tra, xem xét.
Bước 6.Xử lý hồ sơ và trả kết quả: Nếu Sở Xây dựng kiểm tra và
phê duyệt thì chủ đầu tư thông báo cho người mua để thỏa thuận, thống nhất và
ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội trong vòng 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ.
Bước 7.Công khai sanh sách người mua: Sau khi ký kết hợp đồng
mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ gửi danh sách người mua về Sở Xây dựng để công
khai danh sách trong 30 ngày làm việc và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản
lý, kiểm tra về sau. Chủ đầu tư cũng công bố danh sách người mua trên các trang
thông tin điện tử, trụ sở làm việc của mình để người mua nắm được.
Trên
đây là toàn bộ trao đổi của XTVN về những điều cần biết khi mua nhà ở xã hội. Nhà
ở xã hội là một giải pháp tốt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp trong việc
tìm kiếm một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc mua nhà ở xã hội cũng đòi hỏi
người dân phải đáp ứng một số điều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký.