Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đấu giá tài sản có hiệu lực từ 1/1/2025 có một số điểm mới đáng chú ý nhằm tăng tính minh bạch,
hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong hoạt động đấu giá tài sản. Dưới
đây là những nội dung chính sau đây:
1. Sửa đổi các loại
tài sản phải bán thông qua đấu giá
Theo quy định mới của Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024 đã điều chỉnh, sửa đổi các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá như sau:
STT |
Loại tài sản phải
bán thông qua đấu giá theo quy định cũ (Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016) |
Loại tài sản phải
bán thông qua đấu giá theo quy định mới (Khoản 2 Điều
1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024) |
Bị bãi bỏ |
Bổ sung mới |
|
1 |
Tài
sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước,
tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; |
Quyền
sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của
pháp luật về viễn thông; |
2 |
Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; |
Tài
sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; |
3 |
Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử
dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; |
|
|
Sửa đổi các loại tài sản phải đấu giá như sau: |
|
1 |
Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; |
Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định
của pháp luật về lâm nghiệp; |
2 |
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
theo quy định của pháp luật; |
Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị,
tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản
của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công; |
3 |
Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên
bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; |
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản; |
4 |
Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định
của pháp luật về phá sản; |
|
5 |
Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản
nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập
để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; |
Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của
tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; |
6 |
Tài
sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; |
Tài
sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; |
2. Bổ sung thêm
các trường hợp bị cấm trong đấu giá tài sản
Trước
đây tại Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016, quy định nghiêm cấm đấu giá viên thực
hiện các hành vi sau:
“1.
Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a)
Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b)
Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c)
Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức
thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm
sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết
quả đấu giá tài sản;
d)
Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ)
Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e)
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan”
Tuy
nhiên theo quy định mới của Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024, đã bổ sung
thêm trường hợp bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên như sau:
Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá (điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi
2024).
Đồng
thời sửa đổi lại quy định liên quan đến điểm c khoản 1 Điều 9 như sau:
Lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá;
lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động đấu giá tài sản; thông đồng, mốc
nối với các đối tượng liên quan đến phiên đấu giá nhằm nâng giá, làm sai lệch hồ
sơ mời tham gia đất giá, hồ sơ tham gia đấu giá (điểm c khoản 5 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi
2024).
Bên
cạnh đó, đối với các hành vi nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản bổ sung thêm
trường hợp sau:
+ Giả mạo hồ sơ hoặc cố ý cung cấp thông tin làm sai lệch
hồ sơ tham gia lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; (Điểm d1 Khoản 5 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi
2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025)
+ Sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá
vào bất kỳ mục đích nào khác. (Điểm
d2 Khoản 5 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày
01/01/2025)
3. Sửa đổi tiêu
chuẩn đấu giá viên và đào tạo nghề đấu giá, thu hồi chứng chỉ đấu giá viên
Theo quy định mới của Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung điều chỉnh tiêu chuẩn đấu giá viên và đào tạo nghề đấu giá như sau:
STT |
Quy định cũ |
Quy định mới |
Tiêu chuẩn đấu
giá viên |
||
1 |
Có
bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật,
kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; (Khoản
2 Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016) |
Có
bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành luật, kinh tế,
quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng (Khoản
6 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024) |
|
Thời gian đào tạo
nghề đấu giá |
|
2 |
Phải
có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo 03 năm mới được tham gia
khóa đào tạo nghề đấu giá. (Khoản
1 Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016) |
Bỏ
quy định về điều kiện này: Người
đủ tiêu chuẩn đấu giá viên theo Khoản 1, khoản 2 Điều 10 Luật đấu giá 2016 được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá. (Khoản
7 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024)
|
|
Trách nhiệm đối
với đấu giá viên: |
|
3 |
Không
có bắt buộc tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá (Khoản
2 Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016) |
Tham
gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá theo quy định (Khoản
13 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024) |
|
Bổ sung trường hợp
thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá |
|
4 |
Bị
kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường
hợp đã được xóa án tích. (Khoản
5 Điều 17 Luật Đấu giá tài sản 2016) |
Bị
kết án về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản, tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án
tích. (khoản
10 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024) |
5 |
|
Thu
hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá đối với trường hợp không hành nghề đấu giá
tài sản trong thời hạn 02 năm liên tục trừ trường hợp bất khả kháng. (khoản
11 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024) |
4. Bổ sung mới về
Cổng đấu giá tài sản quốc gia, ngày làm việc và Quy định thủ tục đấu giá trực
tuyến
Trước
đây theo quy định của Điều 5 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì không có
khái niệm cụ thể về Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và ngày làm việc theo quy định,
tại điểm mới của Luật sửa đổi đã bổ sung quy định này như sau:
+ Cổng Đấu giá tài sản quốc gia là hệ thống công nghệ
thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu giá tài sản xây dựng, quản lý và vận
hành nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu giá tài sản và thực hiện
đấu giá trực tuyến đáp ứng yêu cầu quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Ngày làm việc là các ngày từ thứ hai đến thứ sáu và
ngày làm việc bù theo quy định, trừ ngày nghỉ lễ, tết và ngày được nghỉ bù theo
quy định.
Đối
với thủ tục đấu giá trực tuyến, căn cứ
theo Luật Đấu giá tài sản 2016 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá
tài sản sửa đổi 2024 quy định trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến (thủ tục đấu
giá online) như sau:
Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá
tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục
đấu giá trực tuyến theo Điều 43 Luật Đấu giá tài sản 2016 được bổ sung bởi khoản
28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 và các điều từ Điều 33 đến Điều 39,
Điều 43a, các điều từ Điều 44 đến Điều 54 và Chương IV Luật Đấu giá tài sản
2016 được sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi
2024.
Bước 1: Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà
Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử
lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, thông báo công
khai việc đấu giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu
giá trực tuyến.
Bước 2: Người tham gia đấu giá:
+ Đăng ký tham gia đấu giá
+ Nộp hồ sơ tham gia đấu giá, trả giá trên Cổng Đấu
giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến;
+ Nộp tiền đặt trước theo quy định;
+ Xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản đấu
giá trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá.
Bước 3: Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phân công đấu giá viên điều hành phiên
đấu giá trực tuyến.
Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu
100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ
chức tín dụng phân công thành viên điều hành phiên đấu giá trực tuyến.
Bước 4: Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Cổng Đấu giá
tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ
thư điện tử của người tham gia đấu giá.
Sau
đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đấu giá thì tiến hành ký hợp đồng mua bán tài sản đấu
giá trừ trường hợp có quy định khác (Theo
quy định cũ không ấn định thời gian phải thực hiện ký hợp đồng mua bán tài sản
đấu giá).
5. Sửa đổi, bổ
sung quy định về thông báo công khai việc đấu giá tài sản.
Theo
quy định tại Điều 57 Luật đấu giá tài sản 2016 thì công khai việc đấu giá tài sản
không bao gồm công khai trên Cổng đấu giá tài sản quốc gia và các phương tiện
thông tin đại chúng không, tuy nhiên tại quy định mới đã bổ sung, điều chỉnh về
thông báo công khai việc đấu giá tài sản như sau:
Tổ
chức hành nghề đấu giá tài sản phải thông báo công khai hai lần trên Cổng Đấu
giá tài sản quốc gia, mỗi lần cách nhau ít nhất 02 ngày và ít nhất một
lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi có tài sản đấu giá (giảm 01 lần thông báo công khai đấu giá trên
báo in hoặc báo hình so với quy định hiện hành) để đảm bảo tính thống nhất, khả
thi, hiệu quả của việc tiếp cận thông tin đấu giá vừa góp phần tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý hoạt động đấu giá tài
sản.
Bên
cạnh đó, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản thông báo công khai việc đấu giá tài
sản trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo yêu cầu của người có tài
sản đấu giá.
6. Sửa đổi, bổ
sung quy định về xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu
giá, cá nhân, tổ chức có liên quan
Trước
đây tại Điều 70 của Luật Đấu giá tài sản 2016, người tham gia đấu giá, người
trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm quy định tại
khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 hoặc quy định khác của Luật đấu giá
tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tuy
nhiên, tại quy định mới khoản 41 Điều 1 Luật đấu giá tài sản sửa đổi 2024 đã sửa
đổi, bổ sung thêm chi tiết hơn về quy định xử lý vi phạm đối với người tham gia
đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm mở rộng phạm
vi xử lý vi phạm, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện đấu
giá tài sản. Cụ thể:
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp
giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản vi
phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả
đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị cấm tham gia đấu giá
đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 06 tháng đến 05 năm. Cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá là cơ quan có thẩm quyền quyết định cấm
tham gia đấu giá đối với người trúng đấu giá vi phạm trường hợp trên.
Với
những sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá tài sản như trên sẽ khắc
phục được những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản, đáp ứng bối cảnh
ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay. Đồng thời tạo cơ
sở pháp lý thúc đẩy tính công khai, minh bạch, khách quan, tính bền vững của hoạt
động đấu giá; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản, cũng
như công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản./.
Trên
đây là những nội dung XTVN trao đổi về một số điểm mới của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật đấu giá tài sản có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.