Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Sản xuất hàng giả bị xử phạt như thế nào?

Sản xuất hàng giả bị xử phạt như thế nào?


Hiện nay nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp lựa chọn việc thực hiện kinh doanh hàng hóa ngày càng nhiều. Vì vậy, vấn đề hàng hóa bị làm giả, làm nhái cũng không còn xa lạ với bên mua cũng như bên bán, nhằm trục lợi trong quá trình mua bán. Tuy nhiên, việc sản xuất và mua bán hàng giả, hàng nhái là các hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Sau đây là một số quan điểm, nhận định của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH XTVN như sau:

1. “Sản xuất hàng giả” được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi “sản xuất” được hiểu như sau: “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.”

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm:

“a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

...”

Như vậy, “sản xuất hàng giả” có thể được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa giả, nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính. Việc sản xuất hàng giả có thể thực hiện bằng cách làm hàng hóa giống thật về hình thức nhưng kém chất lượng, hoặc làm giả hoàn toàn bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, công dụng của sản phẩm. Điểm chung của hành vi này là cố tình tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến họ tưởng mình đang mua hàng thật trong khi thực chất đó là hàng kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc.

2. Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào?

Đối với xử phạt hành chính

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng thì hành vi sản xuất hàng giả về công dụng khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy vào loại hàng hóa bị làm giả về công dụng và tùy vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn bị Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.

Đối với xử lý hình sự

Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả giá trị giá từ 20 triệu đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền 100 triệu – 1 tỷ đồng hoặc tù 1 – 5 năm. Nếu hành vi trên có tổ chức, tái phạm, gây chết người, thu lợi lớn... thì mức phạt tăng lên 5 – 10 năm, thậm chí 7 – 15 năm tùy thuộc vào thiệt hại mà người có hành vi sản xuất hàng giả gây ra. Ngoài ra, họ còn có thể bị phạt tiền bổ sung, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu tài sản. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại vi phạm cũng bị xử lý với mức phạt từ 1 – 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm và còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là toàn bộ, quan điểm của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH XTVN về vấn đề trên, xin cảm ơn mọi người đã chú ý theo dõi. 



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN