Từ
lâu, tiền lương và tiền thưởng Tết đã trở thành một nét văn hóa giàu tính nhân
văn của doanh nghiệp đối với người lao động. Đồng thời cũng giúp cán bộ, công
nhân có cái Tết trọn vẹn, tạo mối quan hệ lao động ổn định lâu dài. Đặc biệt, càng gần đến Tết Nguyên đán, câu chuyện tiền lương,
tiền thưởng càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Những người lao động "thấp
thỏm" ngóng chờ xem sau một năm làm việc, sẽ được nhận những khoản tiền
nào nhân dịp Tết nguyên đán.
Mặc dù pháp luật không quy định
doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết cho cán bộ, nhân viên, tuy nhiên, người
lao động vẫn mong mỏi được hưởng một khoản tiền thưởng nhằm có động lực phấn đấu
vào năm sau.
1.
Quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động
Căn cứ vào quy định Điều 104 Bộ
Luật Lao động 2019 quy định về tiền thưởng như sau:
"1.
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng
lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức
độ hoàn thành công việc của người lao động.
2.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại
nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở."
Căn cứ theo quy định trên thưởng
Tết là một khoản tiền hoặc tài sản, hoặc các hình thức khác mà người sử dụng
lao động thưởng cho người lao động dựa trên hiệu suất sản xuất, kinh doanh, và
mức độ hoàn thành công việc của họ. Tiền thưởng không phải là khoản tiền mà doanh
nghiệp bắt buộc phải trả cho người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng
lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc. Do đó pháp luật
không quy định cụ thể phương thức tính tiền thưởng Tết như thế nào mà việc tính
tiền thưởng sẽ do mỗi đơn vị sử dụng người lao động quyết định và áp dụng riếng
đối với mỗi nhân sự của tuỳ thuộc vào quy chế thưởng của đơn vị đó.
2.
Các khoản tiền mà người lao động có thể được nhận nhân dịp Tết nguyên đán
a.
Thưởng Tết Giáp Thìn 2024
Pháp
luật không quy định doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao động. Nhưng để
giữ chân cũng như cảm ơn người lao động đã gắn bó với công ty, đa số các doanh
nghiệp có thưởng Tết với các mức tiền khác nhau, tùy thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Ngoài
tiền thưởng Tết, nhiều doanh nghiệp còn có các hình thức hỗ trợ khác như tặng
quà Tết, tặng tiền tàu xe hay bố trí xe ô tô chở công nhân lao động về quê đón
Tết.
b.
Lương tháng thứ 13
Trên thực tế, “lương tháng 13” là
khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận vào dịp cuối năm phụ thuộc vào quy chế
riêng của từng doanh nghiệp cũng như sự thoả thuận giữa các bên.
Doanh
nghiệp chỉ bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 nếu trước đó có thỏa thuận
trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Có hai cách thường để xác định
“lương tháng 13”:
(i)Theo mức bình quân 12 tháng lương trong năm
Đối với người lao động đã làm đủ
12 tháng trở lên: Cụ thể: Lương tháng 13 = Tiền
lương trung bình 12 tháng trong năm.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có mức
lương từ tháng 01/2023 là 20 triệu đồng/tháng; tháng 11/2023 là 25 triệu đồng/tháng.
Như vậy, tiền lương tháng 13 của anh A được tính như sau:
[(20 triệu đồng x 10 tháng) + (25
triệu đồng x 2 tháng)]/ 12 tháng = 20,8 triệu đồng.
Đối với người lao động không làm
đủ 12 tháng: Theo mức lương làm việc trong năm tính thưởng/ 12 nhân với
tiền lương trung bình tính theo thời gian người làm việc
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị B làm việc
tại công ty X từ tháng 4/2023, tính đến hết tháng 12/2023 là 08 tháng, mức
lương là 10 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tháng 13 của chị B được tính
như sau:
[(8 tháng/12 tháng) x 10 triệu đồng]/
12 tháng = 6,6 triệu đồng.
(ii)
Theo mức lương tháng 12 của người lao động
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn C làm việc
từ tháng 01/2023 đến tháng 11/2023 với mức lương 15 triệu, từ tháng 12/2023 anh
bị giảm mức lương xuống 12 triệu. Như vậy anh C sẽ nhận được mức lương tháng 13
là 12 triệu.
c.
Tiền hỗ trợ từ Công đoàn
Khoản
tiền này phụ thuộc vào Liên đoàn Lao động tại từng nơi, chủ yếu được sử dụng để
hỗ trợ những đoàn viên, người lao động đang gặp khó khăn trên địa bàn.
Cụ
thể, tại Hà Nội, theo Kế hoạch số 05/KH-LĐLĐ ngày 20/11/2024
của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, những đoàn viên và người lao động đang
gặp khó khăn trên địa bàn sẽ nhận được hỗ trợ từ 01 triệu đồng/người nhân dịp Tết
Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Nhóm
đối tượng được hỗ trợ bao gồm:
-
Đoàn viên, người lao động tại các Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn lao động
Thành phố;
-
Công đoàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố chưa
thành lập tổ chức Công đoàn, nhưng đã thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn;
-
Đoàn viên, người lao động gặp khó khăn bản thân hoặc người thân (Vợ, chồng,
con) đang mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp;
-
Đoàn viên, người lao động gặp giảm giờ làm, mất việc làm, hoãn hợp đồng lao động,
giảm thu nhập;
-
Đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ
lương, không nhận tiền thưởng Tết.
Tại Hồ Chí Minh, theo kế hoạch
48/KH-LĐLĐ của Liên đoàn lao đông Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 nhằm tổ chức
các hoạt động chăm lo tết Giáp thìn 2024 cho đoàn viên công đoàn, công nhân,
viên chức, lao động. Kinh
phí chăm lo là 01 triệu đồng/trường hợp, bao gồm quà trị giá 300.000 đồng và
700.000 đồng tiền mặt.
Nhóm đối tượng được hỗ trợ bao gồm:
-
Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố có hoàn cảnh
khó khăn (Đoàn viên công
đoàn, người lao động bị tai nạn lao động);
-
Đoàn viên công đoàn, người lao động hoặc cha/mẹ/vợ/chồng/con (cha mẹ ruột và
cha mẹ vợ/chồng) mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo đang nằm viện điều trị hoặc
đang điều trị ngoại trú tại nhà;
-
Đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải
thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi
nơi khác, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết (tính
từ ngày 01/10/2023 đến thời điểm chăm lo Tết);
-
Lao động nữ đang mang thai, đoàn viên công đoàn nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
-
Đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do
doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (tính
từ ngày 01/10/2023 đến thời điểm chăm lo Tết).
Trên đây là những thông tin về những
khoản tiền mà người lao động có thể được nhận vào dịp Tết
Nguyên đán 2024,
Công ty Luật TNHH XTVN xin gửi tới Quý độc giả tham khảo.