Cơ quan có thẩm quyền: Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hồ sơ pháp lý:
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (Phụ lục IV Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT)
Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục)
Trình tự thủ tục thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ như nêu trên tới Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung đơn yêu cầu và đưa ra quyết định cấp hoặc không cấp bằng bảo hộ.
Thẩm định về hình thức được hiểu là việc xem xét, kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn và tính hợp lệ của đơn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn. Nếu đơn không phù hợp, tùy vào từng trường hợp đơn yêu cầu sẽ bị từ chối hoặc sửa đổi, bổ sung.
Thẩm định về nội dung: Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu thẩm định về hình thức thì đơn yêu cầu sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Thẩm định về mặt nội dung là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm xem xét giống cây trồng được đăng ký có đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật hay không.
Nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.
Thời gian thực hiện:
Thời hạn thẩm định hình thức: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
Thời hạn đăng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí: 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp thuận;
Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật: 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.