Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp
khó khăn khi xác thực sinh trắc học khuôn mặt, đối tượng lừa đảo đã giả danh
nhân viên ngân hàng để thu thập thông tin khách hàng, chiếm đoạt tài sản. Để tìm hiểu rõ hơn về cách xác thực sinh trắc học cũng như
thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng, hãy cùng Luật XTVN tìm hiểu qua bài viết
dưới đây:
1. Xác thực sinh trắc
học ngân hàng nhằm mục đích gì? Cách quét CCCD để xác thực sinh trắc học?
Căn cứ theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023 và Điều
13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, các tổ chức tín
dụng tại Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một
số loại giao dịch thanh toán trực tuyến trên internet theo yêu cầu của Ngân
hàng Nhà nước.
Theo đó, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài
khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch
chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng
sinh trắc học.
Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống
Internet Banking/Mobile Banking, khách hàng trình diện dấu hiệu nhận dạng sinh
trắc học để xác thực giao dịch (như khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay hoặc bàn tay,
vân tay, mống mắt, giọng nói).
Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu
sinh trắc học lưu trong chip của Căn cước công dân, tài khoản VNeID hoặc dữ liệu
sinh trắc học - lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Công nghệ này được xem nâng cao an toàn cho các giao dịch
trực tuyến, hạn chế tối đa khả năng làm giả và bảo vệ tài khoản của khách hàng.
Để có thể xác thực sinh trắc học ngân hàng bạn hãy làm
như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng mà bạn đang sử dụng trên
điện thoại của mình lên
Bước 2: Đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình
Bước 3: Chọn mục thu thập sinh trắc học
Thông báo yêu cầu cập nhật sinh trắc học sẽ nằm ngay
trung tâm để người dùng có thể dễ dàng nhận thấy.
Hãy nhấn chọn vào thông báo thu thập sinh trắc học
ngân hàng. Sau đó tiến hành đưa 02 mặt thẻ CCCD gắn chip của mình vào để chụp
xác minh.
Sau đó ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đưa mặt có chip của thẻ
Căn cước/Căn cước công dân (CCCD) áp vào thân máy để có thể đọc dữ liệu qua
NFC.
Như vậy, nếu con sinh ra sau thời điểm được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng
đất thì dù là đất cấp cho hộ gia đình thì cũng không có quyền sử dụng đất
chung.
2. Cảnh báo chiêu trò
giả danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn người
dân thực hiện các thao tác xác thực sinh trắc, các ngân hàng cũng có thông báo
cũng như hướng dẫn để người dân dễ dàng thao tác xác thực sinh trắc khuôn mặt,
tuy nhiên những ngày đầu tiên khi thực hiện xác thực sinh trắc học nhiều khách
hàng đã gặp phải những khó khăn.
Lợi dụng tình trạng này các đối tượng lừa đảo đã giả
danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ cài đặt sinh trắc học với mục đích đánh cắp
thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Trước thực trạng này, một số ngân hàng đã gửi cảnh báo
tới khách hàng về các hình thức lừa đảo mà các đối tượng đã thực hiện.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã cảnh báo về hình thức lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ
trợ cập nhật sinh trắc học nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng.
Cách thức lừa đảo phổ biến các đối tượng thực hiện là:
- Liên hệ với khách hàng qua việc gọi điện, nhắn tin
hay kết bạn qua các mạng xã hội (Facebook, Zalo, …) để hướng dẫn thu thập thông
tin sinh trắc học.
- Lập các nick gây nhầm lẫn như “hỗ trợ khách hàng”,
“nhân viên ngân hàng”,... để trà trộn tương tác với những bình luận của khách
hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề
nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm mục đích dẫn dụ khách hàng để lừa đảo
lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của họ.
Bước tiếp theo, các đối tượng yêu cầu khách hàng cung
cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh Căn cước công
dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí có thể yêu cầu
cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
Sau đó, các đối tượng lừa đảo đề nghị khách hàng truy
cập vào đường link lạ để tải, cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học
trên điện thoại…Khi đã lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến
hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
3.
Các lưu ý tránh lừa đảo cài đặt sinh trắc học để chuyển
tiền
Để không bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, Luật XTVN khuyến cáo
khách hàng:
- Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng số,... cho bất kì ai, kể
cả nhân viên ngân hàng.
- Tuyệt đối cảnh giác và không truy các đường link hay website lạ qua chat,
SMS hoặc email gửi đến điện thoại của bạn để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp
thông tin.
- Chỉ thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng ngân hàng,
không thực hiện qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để tránh rủi ro giả
mạo, lừa đảo; có thể đến các quầy giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ trực
tiếp nếu không thể tự thao tác.
- Nếu gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hay khi
thực hiện xác thực sinh trắc học với các giao dịch trực tuyến theo quy định
mới, cần tới điểm giao dịch gần nhất để được cán bộ ngân hàng hỗ trợ trực tiếp.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tham khảo hướng dẫn xác thực sinh trắc học
ngân hàng ở phần 1.
Trên đây là những trao đổi của công ty Luật TNHH XTVN về cách quét CCCD để xác thực sinh trắc học, thủ đoạn lừa đảo
xác thực sinh trắc học và các lưu ý. Mọi thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới
bài viết.