Mức lương tối thiểu
là mức lương đảm bảo cho những nhu cầu căn bản nhất trong đời sống của người
lao động. Mức
lương tối thiểu tăng hay giảm sẽ kéo theo mức sống, khả năng chi tiêu của người
lao động cũng thay đổi theo.
Từ
ngày 01/07/2024 mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng 6%, từ 200.000
đồng đến 280.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 3, Nghị định
74/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Tăng tiền lương tối thiểu cho người lao động:
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công
việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và
các khoản bổ sung khác.”
Trong
đó, mức lương theo công việc/chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu,
còn phụ cấp lương và khoản bổ sung khác là những khoản tiền không bắt buộc.
Chính vì vậy, mức lương thấp nhất trả cho người lao động phải bằng lương tối
thiểu vùng.
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Như vậy, người sử
dụng lao động buộc phải tăng lương cho người lao động theo quy định của pháp luật. Nếu như mức lương người
lao động được trả thấp hơn mức lương tối thiểu thì người sử dụng lao động sẽ cấu
thành hành vi vi phạm và bị xử phạt theo pháp luật. Ngoài ra, người lao động còn được tăng tiền lương ngừng
việc theo Điều 99 Bộ luật lao động 2019, tăng tiền lương tối thiểu khi điều
chuyển công việc theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật động 2019.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định
12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có
hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ
quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ
01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ
11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ
51 người lao động trở lên.
Tùy vào số lượng lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối
thiểu quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt với những mức phạt khác nhau.Trong
trường hợp nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì nếu có hành vi vi phạm sẽ
bị phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả thêm khoản tiền
lãi của số tiền lương trả chậm, trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất
sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng
thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
2. Tăng các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT:
2.1 Đối với các khoản đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành
kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 như sau:
“Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể
như sau:
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH
bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại
thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường.”
Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu
không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công
việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Hiện nay, các mức đóng BHXH cụ thể như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai
sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
- 1%(hoặc 0,5%) vào quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
2.2 Đối với BHTN:
Căn cứ Khoản 2, Điều 15 Quyết
định 595/QĐ-BHXH quy định:
“2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định
thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy
định tại khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao
hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20
tháng lương tối thiểu vùng.”
Mức đóng BHTN cũng phụ thuộc vào
tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức lương
tháng đóng BHXH tối thiểu sẽ tăng. Kéo theo đó là mức đóng BHTN tối thiểu cũng
tăng.
2.3 Đối với BHYT: Tại Điểm 2.6, khoản 2 Điều 6
Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng nêu rõ, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt bược
không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Từ đó, có thể thấy, mức lương tối vùng có ảnh hưởng trực tiếp
đến mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng. Khi mức lương tối thiểu tăng, người
lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ
phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu mới.