Nhà
ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và
chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. khác với nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành
trong tương lai có thể chưa được “tồn tại trong thực tế”. Nó được hiểu như việc
rao bán trước những dự án, công trình, nhằm tạo điều kiện cho người mua “đặt cọc”
một khu ở mới và thu trước của người mua một khoản tiền để phục vụ cho việc xây
dựng dự án.
Mua
nhà ở hình thành trong tương lai giúp cho người mua có thể phân kỳ các giai đoạn
thanh toán, trả giá thấp hơn công trình đã hình thành, tạo sự linh hoạt cho người
mua tiếp cận với việc sở hữu bất động sản.
1.
Mua bất động sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để thế chấp cho các
tổ chức tín dụng được không?
Căn
cứ Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định về thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và
thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như sau:
"2.
Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp
pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự
án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín
dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để
mua chính nhà ở đó."
Căn
cứ theo quy định trên, cá nhân mua nhà ở
hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được
thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
2.
Điều kiện để cá nhân có thể thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong dự
án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư là gì?
Căn
cứ Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện thế chấp dự án đầu tư
xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng
như sau:
-
Có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư;
-
Có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp
đồng mua bán nhà ở theo quy định;
-
Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa
thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở;
-
Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán
nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này;
Bên
cạnh đó, chủ đầu tư dự án nhà ở cũng cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định
hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà
ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi
đáp ứng các điều kiện nêu trên, cá nhân có thể thế chấp nhà ở hình thành trong
tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư.
3.
Cá nhân cần chuẩn bị những hồ sơ pháp lý nào để thế chấp nhà ở hình thành trong
tương lai?
Căn
cứ Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ thế chấp đối với dự án xây
dựng như sau:
-
Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định
của pháp luật về nhà ở (bản gốc);
-
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà
ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán
nhà ở (bản gốc);
-
Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận
trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
-
Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
Bên
cạnh đó, tùy thuộc vào quy định riêng đối với thẩm định hồ sơ của từng tổ chức
tín dụng khác nhau, có thể người mua nhà sẽ được yêu cầu bổ sung các hồ sơ pháp
lý khác có liên quan đến hoạt động mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Như
vậy, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng
nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động
tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó
khi đáp ứng được các điều kiện và hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật.