Hiện nay, có rất nhiều kẻ xấu lợi dụng các nền
tảng số để đi lừa đảo, chúng tiếp cận người dùng thông qua nhiều phương thức
như: kết bạn, trò chuyện qua các tài khoản ảo, gọi điện thoại, click vào link độc
hại, v.v… để có thể khai thác thông tin và lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin nhằm
mục đích xấu. Không chỉ lừa tiền bằng những thông báo trúng thưởng, những đường
link qua tin nhắn mà còn cả những cuộc gọi nặc danh nhằm đánh cắp tài khoản
trên các nền tảng mạng xã hội hay nhiều kẻ còn yêu cầu gửi những hình ảnh nhạy
cảm để tống tiền. Trong số những phương thức nêu trên, phổ biến nhất là các
chiêu trò lừa đảo qua điện thoại. Hãy cùng XTLaw nhận biết một số chiêu trò lừa
đảo qua điện thoại phổ biến trong thời gian gần đây.
·
Giả
danh các Cơ quan gọi điện tới lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua điện thoại diễn
ra rất phổ biến. Một số thủ đoạn như:
- Giả mạo các cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, cán
bộ Tòa án…..gọi điện yêu cầu nộp tiền vi phạm một hành vi không có thật.
Chiêu trò này có kịch bản khá dễ đoán, Đối tượng
sẽ giả danh làm Công an, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án để thông báo cho nạn nhân một
hành vi không có thật (ví dụ như vi phạm giao thông hoặc thuế), thông tin của
các nạn nhân đều được các đối tượng khai thác thông qua nền tảng các ứng dụng
như Facebook hoặc Zalo.
Sau khi khai thác được các thông tin và xác nhận
những thông tin chúng khai thác được qua mạng xã hội là đúng, chúng sẽ sử dụng
những thông tin này để làm giả lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an nhằm đe dọa
nạn nhân chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra. Nếu nạn nhân là người cả tin
thì sẽ lập tức chuyển tiền và dẫn đến hậu quả là mất đi tài sản.
- Còn một kịch bản khác tinh vi hơn đó là giả
danh nhân viên Ngân hàng để lừa nạn nhân. Những đối tượng này ngoài có kịch bản
tinh vi ra còn có nhiều đồng phạm khác rất giỏi về mảng công nghệ vì chúng có
thể tạo dựng lên một website gần giống như trang chủ của các ngân hàng nhưng chỉ
khác tên miền (ví dụ như Ngân hàng Quân đội sẽ có tên miền là mbbank.com.vn thì
các đối tượng sẽ giả dạng thành mbbank.io hoặc tên miền khác).
- Sau đó, chúng sẽ tìm kiếm những đối tượng để
thông tin công khai trên mạng xã hội và lợi dụng điều đó gọi điện tới những cá
nhân trên nhằm thông báo cho nạn nhân rằng họ được đủ điều kiện mở thẻ ngân
hàng với những khoản thưởng hấp dẫn. Sau khi nạn nhân đã cắn câu, các đối tượng
sẽ hướng dẫn nạn nhân đăng ký trên website mà đã được tạo từ trước sau đó nhập
tài khoản ngân hàng cũ để liên kết sau đó chuyển một số tiền nhất định nhằm
kích hoạt tài khoản và nhận ưu đãi hoặc thưởng. Khi chuyển tiền vào, nạn nhân sẽ
lập tức bị mất kết nối với website đã được tạo dựng do bọn chúng đã đạt được mục
đích và chúng làm điều này với quy mô rộng, nhiều người cùng một lúc nên hậu quả
đề lại là rất nghiêm trọng.
·
Gửi
link nhằm lấy thông tin cá nhân sau đó lừa đảo người thân của nạn nhân.
Cũng tương tự như phương pháp trên nhưng thay
vì thông qua hình thức gọi điện thoại cho nạn nhân thì những đối tượng này sẽ sử
dụng số điện thoại của chính nạn nhân để lừa những người mà nạn nhân quen biết.
Phương pháp này chủ yếu nhắm đến những nạn nhân không đăng ký chính chủ với sim
số của mình nên dẫn tới tình trạng dễ bị lấy mất số.
Chúng sẽ lợi dụng các hội nhóm trên nền tảng mạng
xã hội để tiếp cận cũng như tìm kiếm thông tin của nạn nhân. Sau khi chốt được
con mồi, các đối tượng trên sẽ kết bạn và làm quen, sau một thời gian quen biết
thì chúng sẽ gửi cho nạn nhân một đường link độc hại với mục đích khảo sát hoặc
tương tự. Khi nạn nhân nhập số điện thoại và mã OTP gửi về máy, phần danh bạ điện
thoại của nạn nhân sẽ bị xâm nhập và khai thác. Khi đó, chúng sẽ sử dụng phần mềm
giả số và sao chép số của nạn nhân mà họ không hề biết. Sau khi sao chép, chúng
sẽ sử dụng chính số điện thoại của nạn nhân để gọi cho người thân của họ nhằm
vay mượn tiền. Tới khi chính nạn nhân phát hiện thì đã quá muộn để có thể lấy lại
tiền, và để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân và những người xung quanh.
· Cách phòng tránh lừa đảo từ điện thoại
Điện thoại là một phương thức liên lạc thuận lợi,
hiện nay chúng giúp đỡ chúng ta rất nhiều vấn đề trong đời sống, học tập và làm
việc. Nó không chỉ giúp chúng ta liên lạc mà còn có thể sử dụng để chứng thực
trên một số nền tảng khác. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng trước những chiêu trò của
những kẻ lừa đảo, dưới đây là một vài phương thức phòng chống.
-
Tránh
nghe các số điện thoại với đầu số lạ.
+ Một số đầu số quốc tế: +891900…; +44222…; +2238…, +2237…
+ Một số đầu số giả dạng máy bàn: 02439…; 02444;
024999…
+ Một số đầu số giả dạng tổng đài: 19002191; 19004510;
19003439;….
Ngoài danh sách trên bạn có thể dựa vào một số
đặc điểm để xác định rằng đó là cuộc gọi lừa đảo như nguồn gốc cuộc gọi không
rõ ràng; trong cuộc gọi có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hay xác minh
thông tin cá nhân; gọi từ quốc gia lạ.
Đặc biệt, chúng ta cần bỏ công khai những thông
tin cá nhân quan trọng như CCCD, ngày tháng năm sinh,… hoặc một vài thông tin
quan trọng khác.
-
Thận trọng
khi ấn vào những đường link do người lạ cung cấp.
Việc người lạ nhờ khảo sát trong thực tế gặp rất
nhiều, tuy nhiên chúng ta cần phải thận trọng trước những đường link mà người lạ
gửi. Đặc biệt là những khảo sát có yêu cầu thông tin cá nhân. Việc nhập thông
tin vào những biểu mẫu được giăng sẵn có thể giúp cho các đối tượng lấy thông tin
của bạn dễ dàng.