Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có thể được lập thành văn bản, được xác lập bằng
lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật quy
định các bên bắt buộc phải lập hợp đồng thành văn bản, nếu không có thể gánh chịu
rỉu ro pháp lý là hợp đồng vi phạm về mặt hình thức dẫn đến bị vô hiệu.
1. Hợp
đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản
và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ
01 bản,,
trừ trường hợp hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì hai bên có thể giao kết bằng
lời nói.
Tuy
nhiên, các hợp đồng lao động sau đây dù có thời hạn dưới 01 tháng nhưng vẫn bắt
buộc phải lập thành văn bản:
-
Hợp đồng lao động đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng mà một bên trong hợp đồng là nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở
lên (có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao
động).
-
Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
-
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
Lưu ý: Hợp đồng lao động được
giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng
văn bản.
(Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019)
2. Hợp
đồng xây dựng
Theo khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng
2014 quy định: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn
bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công
việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
Theo quy
định trên, hợp đồng xây dựng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu phải được lập
thành văn bản.
3. Hợp đồng tín dụng
Hợp
đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) và các tổ chức,
cá nhân (bên vay) về việc chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong
một thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Về
bản chất, hợp đồng tín dụng là thỏa thuận cho vay tài sản mà bên cho vay là tổ
chức tín dụng.
Theo
Điều 23 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định: Thỏa thuận
cho vay phải được lập thành văn bản.
Như
vậy, khi giao kết hợp đồng tín dụng, các bên buộc phải lập thành văn bản.
4. Hợp đồng giao dịch về bất động sản (trừ trường hợp kinh doanh bất động sản)
Theo khoản
3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định các loại hợp đồng giao dịch về bất động
sản phải lập thành văn bản bao gồm:
-
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được lập thành văn bản và phải được
công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.
-
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được lập
thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà việc công chứng,
chứng thực được thực hiện theo yêu cầu của các bên.
5. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Theo Điều
249 Luật Thương mại 2005 quy định: “Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu
của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.”
Theo Điều
251 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
6. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
Theo khoản
1 Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực
hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”
Hợp đồng
dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương. (Theo khoản 1, Điều 193 Luật Thương mại
2005)