+84865766989
Trong
bối cảnh nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao ngày càng tăng, không ít doanh
nghiệp lựa chọn ký hợp đồng lao động với những người đã nghỉ hưu nhằm tận dụng
kinh nghiệm, chuyên môn của họ. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động là người đã
nghỉ hưu cũng đặt ra không ít băn khoăn về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội
(BHXH) của doanh nghiệp đối với nhóm đối tượng này. Vậy, trường hợp doanh nghiệp
ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu thì có phải đóng BHXH không? Bài viết
dưới đây sẽ làm rõ quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này.
1.
Thế nào là người lao động cao tuổi?
Theo
Bộ luật Lao động 2019 quy định tại Điều 148 về người lao động cao tuổi, có thể
hiểu người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định
tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019. Người lao động cao tuổi là người
có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc
hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian và được nhà nước
khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo
đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
2.
Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng lao động
là người cao tuổi?
Điều
149 của Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi
như sau:
-
Khác
với việc giao kết hợp đồng lao động thông thường, khi sử dụng người lao động
cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định
thời hạn.
-
Khi
người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã
hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo
chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi
khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
-
Người
sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động
cao tuổi tại nơi làm việc và không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo
đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như
vậy, khi đã nghỉ hưu, người lao động sẽ được xếp vào nhóm người lao động cao tuổi
và vẫn sẽ được ký hợp đồng lao động bình thường.
3.
Doanh nghiệp sử dụng người lao động đã nghỉ hưu thì có
phải đóng BHXH không?
Căn
cứ khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày
01/7/2025 quy định:
7.
Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a)
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Chính
phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Vì
vậy, người lao động đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH bắt buộc.
Ngoài
ra theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
Đối
với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi
trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương
đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như
vậy, sau khi ký hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu, doanh nghiệp
có trách nhiệm trả lương theo thỏa thuận công việc, đồng thời phải thanh toán thêm
một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế
và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật. Khoản tiền này được chi trả
cùng kỳ với thời điểm trả lương.
Trên
đây là nội dung tư vấn của Luật XTVN liên quan đến vấn đề đóng BHXH khi doanh
nghiệp ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm
thông tin về BHXH hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, đội ngũ Luật XTVN luôn sẵn
sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:
0969 896 148 để được tư vấn chi tiết.