+84865766989
Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân 2025 có hiệu lực từ ngày
01/07/2025 quy định về mô hình tổ chức hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân
tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án chuyên
biệt; Tòa án quân sự và Tòa án khu vực. Trong đó thành lập 355 Tòa án nhân dân
khu vực tại 34 tỉnh, thành phố. Vậy phạm vi thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn mới
sau tổ chức lại hệ thống Tòa án sẽ như thế nào?
1. Phạm vi thẩm
quyền của Tòa án nhân dân khu vực
a. Thẩm quyền
chung theo lãnh thổ
355 Tòa án nhân dân khu vực có phạm vi thẩm
quyền tương ứng với các đơn vị hành chính cấp xã, được quy định cụ thể tại Phụ
lục của Nghị quyết
81/2025/UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngày 27/06/2025 quy định về việc thành lập Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh
thổ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực,
trừ các trường hợp đặc biệt
tại khoản 2 và 3 Điều 4.
b. Thẩm
quyền đối với vụ việc phá sản
- Tòa
án nhân dân khu vực 2 - Hà Nội
có phạm vi thẩm quyền tại 18 tỉnh, thành phố bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và 16 tỉnh thành khác.
- Tòa
án nhân dân khu vực 1 - Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền tại 7 tỉnh, thành phố bao gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế; các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi và Quảng
Trị.
- Tòa án nhân dân
khu vực 1 – Thành
phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm
quyền tại 9 tỉnh, thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và 7 tỉnh thành phía Nam khác.
c. Thẩm
quyền đối với các vụ việc dân sự,
kinh doanh, thương mại, vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
- Tòa
án nhân dân khu vực 2 - Hà Nội có
phạm vi thẩm quyền tại 20 tỉnh, thành phố.
- Tòa
án nhân dân khu vực 1 – Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền tại 14 tỉnh, thành phố bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và các tỉnh thành phía Nam khác.
2. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Tòa án nhân dân khu vực.
- Tòa
án thực hiện sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của
luật.
- Tòa
án nhân dân khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy
phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ
việc;
+
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
- Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân
dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án,
quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực
pháp luật theo quy định của luật.
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.
- Thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Vì vậy việc
tinh gọn Tòa án nhân dân khu vực nhằm nâng cao chất lượng xét xử
thông qua việc tập trung đội ngũ thẩm phán, tăng tính chuyên môn hóa. Mô hình
này góp phần đảm bảo tính độc lập của Tòa án, thuận tiện trong quản lý và phù hợp
với định hướng cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, trụ sở Tòa án nhân dân khu vực được bố trí gần
dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận một cách dễ dàng.