Thuế thu nhập cá
nhân là khoản tiền được tính trên thu nhập chịu thuế, mà người có thu nhập phải
trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách
nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những
cá nhân có thu nhập thấp, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng
lớp trong xã hội.
Đối tượng nộp thuế
thu nhập cá nhân theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
(1) Đối tượng nộp
thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục
3 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập
chịu thuế quy định tại mục (3) phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú
là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt
Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng
liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường
xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại
Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không
cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại (2) mục này.
1. Các thu nhập chịu
thuế thu nhập cá nhân
(1) Thu nhập từ
kinh doanh: hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; hoạt động hành
nghề độc lập của cá nhân, …
(2) Thu nhập từ tiền
lương, tiền công;
(3) Thu nhập từ đầu
tư vốn;
(4) Thu nhập từ
chuyển nhượng vốn trong các tổ chức kinh tế, chứng khoán, …
(5) Thu nhập từ
chuyển nhượng bất động sản;
(6) Thu nhập từ
trúng thưởng;
(7) Thu nhập từ bản
quyền;
(8) Thu nhập từ
nhượng quyền thương mại;
(9) Thu nhập từ nhận
thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất
động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
(10) Thu nhập từ
nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
2. Cách tính thu
nhập chịu thuế
2.1. Đối với cá
nhân cư trú:
Trường hợp 1: Cá
nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền
lương, tiền công.
Theo Điều 7 Thông
tư 111/2013/TT-BTC, các bước để tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như
sau:
Bước 1. Xác định tổng
thu nhập (tiền lương) nhận được.
Bước 2. Xác định các khoản
được miễn thuế TNCN , cụ thể:
Các khoản thu nhập
được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công, theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội
2014 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 bao gồm:
- Khoản tiền lương
làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc
trong thời gian hành chính; hoặc
- Thu nhập của
thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc
hãng tàu của nước ngoài.
Bước 3. Tính thu nhập phải
chịu thuế theo công thức:
Thu nhập phải chịu
thuế |
= |
Tổng tiền lương
nhận được |
- |
Các khoản được
miễn thuế |
Bước 4. Xác định các khoản
giảm trừ, bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh
đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm)
và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ các khoản
đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.
Bước 5. Tính thu nhập
tính thuế theo công thức:
Thu nhập tính
thuế |
|
= |
Thu nhập chịu
thuế (tại bước 3) |
- |
Các khoản giảm
trừ |
2.2. Đối với cá
nhân không cư trú
Việc xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường
hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng
không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
Trường hợp 1: Đối
với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập
phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày làm việc
cho công việc tại Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền
lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu
thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày làm
việc trong năm |
Trong đó: Tổng số
ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của
Việt Nam.
Trường hợp 2: Đối
với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập
phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày có mặt ở
Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền
lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu
thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
3. Cách tính thuế
thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá
nhân được tính theo công thức sau
Thuế thu nhập cá
nhân cần nộp |
= |
Thu nhập tính
thuế |
x |
Thuế suất |
Trong đó, thuế suất
thuế TNCN được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần; hoặc cũng có thể
áp dụng phương pháp rút gọn như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng (đồng) |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu |
5% |
0 triệu + 5% thuế TNTT |
5% thuế TNTT |
2 |
Trên 5 triệu đến 10 triệu |
10% |
0,25 triệu + 10% thuế TNTT trên 5 triệu |
10% thuế TNTT - 0,25 triệu |
3 |
Trên 10 triệu đến 18 triệu |
15% |
0,75 triệu + 15% thuế TNTT trên 10 triệu |
15% thuế TNTT - 0,75 triệu |
4 |
Trên 18 triệu đến 32 triệu |
20% |
1,95 triệu + 20% thuế TNTT trên 18 triệu |
20% thuế TNTT - 1,65 triệu |
5 |
Trên 32 triệu đến 52 triệu |
25% |
4,75 triệu + 25% thuế TNTT trên 32 triệu |
25% thuế TNTT - 3,25 triệu |
6 |
Trên 52 triệu đến 80 triệu |
30% |
9,75 triệu + 30% thuế TNTT trên 52 triệu |
30 % thuế TNTT - 5,85 triệu |
7 |
Trên 80 triệu |
35% |
18,15 triệu + 35% thuế TNTT trên 80 triệu |
35% thuế TNTT - 9,85 triệu |
Trên đây là cách tính thuế và các
mức đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá
nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. Do đó, việc
hoàn thành đóng thuế là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam để xây dựng nền kinh
tế nước nhà ngày một vững mạnh.