Hiện nay, trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, một trong những chính sách quan trọng góp phần tăng khả năng
thu hút đầu tư là chế định về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài. Quyền
sở hữu nhà ở của người nước ngoài chính là quyền của chủ sở hữu trong việc thực
hiện các quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt nhà ở thuộc sở hữu của
mình theo quy định của pháp luật. Cũng giống như chủ sở hữu các tài sản khác,
chủ sở hữu tài sản là nhà ở vẫn có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt. Tuy nhiên, các cá nhân nước ngoài cũng quan tâm đến trường hợp khi họ
chết thì phần di sản để lại sẽ được giải quyết như thế nào? Áp dụng pháp luật của
nước nào để giải quyết? Hãy cùng XTLaw tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết
dưới đây.
1. Quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Quy định tại khoản 2 Điều 663
Bộ Luật dân sự năm 2015 về các trường hợp thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, cụ thể:
-
Có ít nhất một trong các bên tham gia
là cá nhân, pháp nhân là nước ngoài
-
Các bên tham gia đều là công dân Việt
Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt
quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
-
Các bên tham gia đều là công dân Việt
Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, việc chia thừa kế là
bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam là quan hệ dân sự có chứa yếu tố
nước ngoài vì người nước ngoài là chủ thể có phần di sản được chia trong quan hệ
pháp luật thừa kế.
2. Chia thừa kế theo pháp luật
của nước nào?
Khi muốn chia di sản là bất động
sản của người nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải xét tới nhiều yếu tố như di
sản của người chết để lại là gì, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.... Theo
quy định tại Điều 664 Bộ Luật dân sự năm 2015 về cách xác định pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì có 3 cách để xác định, bao gồm:
-
Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
-
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các
bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
-
Trường hợp không xác định được pháp
luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng
là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài đó.
Theo quy định trên, nếu vụ án
có yếu tố nước ngoài thì sẽ phụ thuộc vào điều ước quốc tế. Tuy nhiên, vụ án
chia thừa kế của người nước ngoài mà có bất động sản tại Việt Nam thì đối với
phần bất động sản đó sẽ thuộc về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Đồng
thời, Điều 680 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thừa kế:
- Thừa kế được xác định theo
pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi
chết.
- Việc thực hiện quyền thừa kế
đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản
đó.
Như vậy, bất động sản có tại
Việt Nam của người nước ngoài sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam và
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.
Trên đây là phân tích của
XTLAW về vấn đề “Chia thừa kế với di sản
là bất động sản của người nước ngoài có tại Việt Nam”. Nếu có bất kỳ thắc mắc
nào vui lòng liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật TNHH XTVN, địa chỉ: Tầng 8, số
33 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hoặc liên hệ qua
Website: https://xtlaw.com.vn