Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Chồng cố tình trốn tránh không tham gia phiên tòa xét xử, có ly hôn được không?

Tôi đã nộp Đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Sau đó, Tòa án đã thụ lý Đơn ly hôn và triệu tập hai vợ chồng đến Tòa để tiến hành lấy lời khai và hòa giải. Tại buổi làm việc này thì chồng tôi có đến Tòa để lấy lời khai, hòa giải, tuy nhiên sau buổi làm việc tại Tòa tôi có gọi điện cho anh nhưng không được, cố tình trốn tránh các buổi hòa giải, làm việc tại tòa. Vậy, tôi xin hỏi Tòa án có tiến hành giải quyết cho tôi nữa không? Nếu phiên Tòa đầu tiên chồng tôi không đến thì tôi có được tiếp tục ly hôn không?

Sau khi thụ lý có bắt buộc hòa giải công khai chứng cứ tại Tòa án không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Hòa giải tại Tòa án như sau:

“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Như vậy, việc tiến hành hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm sau khi vụ án đã được thụ lý là là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ Tòa án có thể không tiến hành hòa giải.

“Căn cứ theo quy định tại Điều 207 BLTTDS 2015 quy định về Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:

1.      Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2.      Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3.      Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4.      Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Mục đích của hòa giải là để cố gắng hàn gắn tình cảm giữa vợ, chồng; Phân tích những hậu quả để vợ, chồng có thể xem xét và cân nhắc lại; Vợ, chồng thấu hiểu và thỏa thuận với nhau. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thông qua buổi hòa giải mà vợ, chồng đã giải quyết được mâu thuẫn và quay trở lại với nhau. Hoặc cũng có những trường hợp không thể tiếp tục hôn nhân nhưng vợ, chồng có thể hiểu và thống nhất ly hôn thuận tình cũng như tự thỏa thuận được các vấn đề về con cái, tài sản chung và nợ chung.

Trong trường hợp trên, chồng bạn được xác định là - Bị đơn và Tòa án triệu tập nhưng cố tình vắng mặt. Nếu đến lần thứ hai, Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng nhưng chồng bạn vẫn không đến thì sẽ được coi là vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 BLTTDS 2015 quy định về Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung nhất.

Tòa án có giải quyết ly hôn khi bị đơn cố tình vắng mặt tại phiên tòa xét xử hay không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 227 BLTTDS 2015 quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

“Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trương hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa”.

Như vậy, tại phiên tòa xét xử lần đầu tiên nếu chồng bạn trốn tránh không đến tham gia thì Hội đồng xét xử sẽ thông báo hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, sẽ không gây ảnh hưởng gì đến quá trình xin giải quyết ly hôn đơn phương của bạn, mà Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử theo đúng thủ tục được pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm b, c khoản 2 Điều 227 BLTTDS 2015 quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

““Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án xét xử vắng mặt họ

Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trong trường hợp chồng bạn cố tình trốn tránh không đến phiên xét xử lần thứ hai, không vì sự kiện bất khả kháng hay không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ, đồng nghĩa với việc vụ án ly hôn của bạn vẫn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

XTLaw với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn mà bị đơn rời khỏi nơi cư trú có thể liên hệ ngay qua số điện thoại 0865.766.989 để nhận được tư vấn pháp lý từ các chuyên gia của chúng tôi.

XTLaw đem đến phương án, giải pháp, tối ưu bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Quý khách hàng đồng thời cung cấp những dịch vụ liên quan đến hôn nhân và gia đình như sau:

+ Thủ tục đơn phương ly hôn nhanh

+ Thủ tục thuận tình ly hôn

+ Ly hôn có yếu tố nước ngoài

+ Ly hôn khi một bên vắng mặt tại địa phương

+ Tư vấn ly hôn có yếu tố đồng thuận

+ Tư vấn online miễn phí

+ Giải quyết tranh chấp nuôi con, cấp dưỡng khi ly hôn

+ Giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn

+ Hỗ trợ thực hiện yêu cầu chia nợ chung khi ly hôn

+ Hỗ trợ thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

+ Tất cả các dịch vụ liên quan đến ly hôn, phân chia tài sản chung, nợ chung khi ly hôn.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN