Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Có được thay mặt chồng đang bị tạm giam nhận lại tài sản thế chấp tại ngân hàng không?

Câu hỏi: Gia đình tôi trước đây có vay một khoản tiền tại Ngân hàng M và lấy tài sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai vợ chồng tôi để thế chấp. Hiện nay, chồng tôi đã bị bắt về tội “Đưa hối lộ” và hiện đang bị tạm giam tại trại tạm giam thành phố H. Gia đình tôi hiện đã tất toán xong khoản vay và trả hết mọi dư nợ tại ngân hàng. Tôi muốn rút tài sản về để bán thì Luật sư cho tôi hỏi rằng tôi có thể nhận lại tài sản đã thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất của gia đình không ạ? Tôi cần cung cấp giấy tờ gì để tôi có thể lấy được tài sản đã thế chấp?

Đối với câu hỏi của bạn, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, XTLaw xin trả lời bạn như sau:

Khi lập Hợp đồng tín dụng, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người có thể xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, khi muốn chấm dứt hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do hai vợ chồng cùng xác lập thì cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng quy định ra sao, cần cả hai vợ chồng xác nhận chấm dứt hay chỉ cần một người. Các giấy tờ đi kèm cùng các trường hợp cụ thể như sau:

· Trường hợp 1: Trong hợp đồng bắt buộc cần có cả hai vợ chồng xác nhận

Trường hợp trong điều khoản hợp đồng bắt buộc cần có xác nhận của hai vợ chồng mà người chồng đang bị tạm giam thì có thể làm hợp đồng ủy quyền từ người chồng cho người vợ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về việc vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Cụ thể:

“Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng...”

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 44 Luật công chứng 2014 có quy định về địa điểm công chứng đối với người đang bị tạm giữ, tạm giam  như sau:

“Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Trường hợp chồng bạn đang bị tạm giam mà có nhu cầu làm Hợp đồng ủy quyền có công chứng thì có thể thuê tổ chức hành nghề công chứng tới nơi chồng bạn đang bị tạm giam để công chứng.

Các công việc được ủy quyền sẽ bao gồm cả việc chấm dứt giao dịch với ngân hàng. Khi làm xong hợp đồng ủy quyền thì cần công chứng bản hợp đồng đó. Sau khi có hợp đồng ủy quyền thì có thể tới ngân hàng, thay mặt người chồng và tiến hành chấm dứt hợp đồng tín dụng và lấy lại tài sản bảo đảm.

o Các giấy tờ tài liệu đính kèm để có thể lấy lại tài sản bảo đảm:

-  Hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng

-  Hợp đồng ủy quyền từ người chồng cho người vợ

-  Giấy đăng ký kết hôn

-  CCCD của hai vợ chồng

-  Các căn cứ chứng minh việc đã thanh toán và tất toán các số tiền liên quan đến hợp đồng.

· Trường hợp 2: Trong hợp đồng không bắt buộc cần có hai vợ chồng xác nhận

Trong trường hợp không bắt buộc cần có sự xác nhận của cả hai vợ chồng thì chỉ cần tới ngân hàng và thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, đối với các hồ sơ, tài liệu đính kèm thì sẽ cần chuẩn bị những loại giấy tờ như trường hợp một nhưng chỉ không có hợp đồng ủy quyền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của XTLAW về vấn đề “Có được thay mặt chồng đang bị tạm giam nhận lại tài sản thế chấp tại ngân hàng không?” Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật TNHH XTVN, địa chỉ: Tầng 8, số 33 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hoặc liên hệ qua Website: https://xtlaw.com.vn



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN