Chuyện vay,
mượn nợ không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đây là giao dịch dân sự phổ biến
trong đời sống hàng ngày. Mượn nợ phải trả
là điều hiển nhiên. Thế nhưng có nhiều trường hợp người cho vay qua đời, khi đó người thân của
họ có quyền đòi nợ thay hay không? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH XTVN sẽ cung cấp một số thông tin liên quan
đến vấn đề này.
Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tài sản bao gồm: “Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Và trong đó, tại Điều 115
Bộ luật này quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác”.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua bán quyền
tài sản như sau: “Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết
bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu
trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả”.
Như vậy, theo như những căn cứ của các quy định trên thì quyền đòi nợ được xác
định là quyền tài sản.
Người cho vay tiền đã mất thì người thân đòi thay được không?
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, chủ sở hữu có quyền bán,
trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế… hoặc thực hiện các hình thức định đoạt
khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Mà trong đó, quyền đòi
nợ cũng được coi là một loại tài sản (quyền tài sản) và người cho vay có quyền để
thừa kế quyền đòi nợ của mình.
Do đó, trong trường hợp người thân đã mất thì những người được chỉ định hưởng
di sản thừa kế hoặc có quyền thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di
chúc) được phép yêu cầu bên vay tiền phải trả tiền.
Người vay cố tình không trả nợ thì nên làm gì?
Căn cứ tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ hợp đồng vay tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên. Khi đến hạn, bên vay phải hoàn trả bên cho vay tài sản
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định.
Nếu bên vay cố tình không trả thì các đồng thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu
tòa án giải quyết và buộc bên vay phải trả tiền cho gia đình người đã mất. Khi
khởi kiện, gia đình cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc người
thân đã mất có cho vay tiền để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác định, chứng
minh.
Như vậy, người vay có nghĩa vụ phải trả nợ khi đến hạn thanh toán theo thỏa
thuận.
Nếu bên vay cố tình không trả thì căn cứ theo Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015, các đồng thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
và buộc bên vay phải trả tiền cho gia đình người đã mất theo thủ tục sơ thẩm. Cụ
thể, bên cho vay gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường bưu điện
đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.
Khi khởi kiện, gia đình cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc
người thân đã mất có cho vay tiền để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác định, chứng
minh.
Trên đây là những
trao đổi của Luật XTVN liên quan đến việc “Có thể đòi nợ thay cho người thân đã mất được
hay không?” theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật