Website là nơi
mà người dùng tìm kiếm thông tin, sử dụng các dịch vụ, và tương tác với chủ sở
hữu của trang web. Đối với các tổ chức, việc tạo lập website không chỉ là để quảng
bá mà còn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền
cho website trở nên cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu được sử
dụng độc quyền website và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như
đánh cắp dữ liệu hoặc sao chép trang. Bên cạnh đó, việc đăng ký bản quyền
website còn tạo dựng niềm tin đối với đối tác và khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
của mình. Vậy làm thế nào để đăng ký bản quyền website? Hãy cùng Luật XTVN tìm
hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Loại hình bảo hộ website
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 thì: “ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Theo đó, Website cũng được coi là một trong những tài sản kinh doanh
được bảo vệ bởi bản quyền, tức là một quyền sở hữu trí tuệ tự động được gán cho
người tạo ra sản phẩm gốc nào có thể ghi lại được dưới dạng vật chất có thể viết
lại, ghi âm lại hoặc được làm ra.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 6 Nghị định
17/2023/NĐ-CP quy định về khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
“8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm
được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích,
có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp
bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và
bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế
mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí
nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện
dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách
dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không
bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng
của sản phẩm.”
Như vậy, bản quyền website được bảo hộ bằng quyền
tác giả dưới loại hình “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” theo quy định tại điểm
g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền
website
a. Hồ sơ đăng ký
Dựa trên quy định tại Điều
50 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu
trí tuệ sửa đổi 2022 và được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 39 Nghị định
17/2023/NĐ-CP. Theo đó hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền
tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng do chính tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả ký hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký
tên hoặc điểm chỉ (Theo mẫu số 02 ban
hành kèm Thông tư số
08/2023/TT-BVHTTDL);
-
02 Bản in giao diện trang web với khổ A4;
-
Bản chính giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền giao diện website (trường hợp
người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
-
Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền: quyết định giao việc hoặc hợp đồng thiết kế, tài liệu chứng
minh nếu người nộp đơn là người thụ hưởng theo thừa kế, chuyển giao, kế thừa…;
- Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập
doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
- Bản sao có công chứng CCCD/Hộ chiếu của tác giả/ các
đồng tác giả;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
- Giấy cam đoan của tác giả về tính trung thực
trong quá trình thiết kế giao diện và có chữ ký xác nhận của tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ
sở hữu (nếu có);
-
Văn bản đồng ý sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác (nếu có);
b. Trình tự thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ đầy đủ 01
bộ hồ sơ gồm các thành phần trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu nộp hồ sơ đến một trong 3
địa chỉ dưới đây theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp:
- Trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33 ngõ 294 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả
tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh;
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại
Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ
Cục bản quyền tác giả thẩm định
tính hợp lệ của hồ sơ trong
thời gian từ 10 đến 15 ngày làm việc, tác giả, chủ
sở hữu cần theo dõi hồ sơ đăng ký để kịp thời bổ sung những thông tin và hồ sơ
cần thiết (trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung hoặc sửa đổi).
Bước 4. Nộp lệ phí và nhận
giấy chứng nhận
- Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, tổ chức và cá
nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả dưới loại
hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, mức phí là 400.000 đồng.
*Lưu ý: Các mức
phí này áp dụng cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả lần đầu.
Trong trường hợp cần xin cấp lại, mức thu sẽ là 50% của mức thu lần đầu.
- Sau khi nộp xong lệ phí và được cấp biên
lai thu lệ phí, tác giả, chủ sở hữu sẽ nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký bản
quyền tác giả cho website.