Câu hỏi pháp lý: Tôi và anh C là anh em ruột, nhưng vì một số mâu thuẫn về việc thừa kế liên quan đến đất đai, nên tối ngày 27/10 anh C qua nhà tôi nói chuyện. Nhưng nói chuyện không được bao lâu thì anh C nổi giận và bắt đầu đập phá nhà tôi. Anh đập phá hư hỏng rất nhiều đồ điện tử (Tivi, máy tính, quạt, tủ lạnh,...). Luật sư cho tôi hỏi về hành vi của anh C có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Luật
sư thuộc Công ty Luật TNHH XTVN xin được giải đáp câu hỏi này cho bạn như sau:
Tại
khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“Điều
178: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
mà còn vi phạm;
b)
Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c)
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d)
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ)
Tài sản là di vật, cổ vật.
...
...”
Do
đó, theo quy định trên người nào có hành vi đập phá nhà của người khác mà trị giá
tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Anh
của bạn là ông C đã đập những đồ điện tử (Tivi, tủ lạnh, quạt, máy tính,...) có
giá trị thiệt hại trên 2.000.000 đồng, nên anh C có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với tội hủy hoại tài sản của người khác. Mức phạt tù cho anh C sẽ còn phụ
thuộc vào mức độ hành vi, kết quả của cơ quan điều tra và quyết đinh thi hành án.
Ngoài
ra, XTLaw sẽ tư vấn thêm cho bạn về vấn đề liên quan đến việc bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản người khác như sau:
Căn
cứ tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
như sau:
“Điều
589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1.
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4.
Thiệt hại khác do luật quy định.”
Như
vậy, khi anh C đập phá nhà cửa, tài sản của bạn thì sẽ có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo những quy định pháp luật trên.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: “Chỉ
được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135,
136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại
hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Như vậy, theo như quy định trên thì tội hủy hoại tài sản hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Do đó, mặc dù đã đền bù thiệt hại thì anh C vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của bạn.
Trên đây
là toàn bộ trao đổi của Công ty Luật TNHH XTVN về câu hỏi pháp lý liên quan đến
hủy hoại tài sản của người khác. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ
pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật.