Ngày 15/11/2024, Bộ
Công an ban hành Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định công
tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ của cảnh sát giao thông, có hiệu lực từ 01/01/2025, thay thế Thông
tư 32/2023/TT-BCA. Thông tư này quy định các nội dung mới về công tác tuần tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, cụ thể:
1. Đối tượng áp dụng
Căn cứ điều 2,
Thông tư 73/2024/TT-BCA, thông tư này áp dụng cho các đối tượng:
“1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông
(sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông) thực hiện nhiệm vụ tuần tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau
đây viết gọn là tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm).
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ của lực lượng khác
trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông
thực hiện tuần tra, kiểm soát.
3. Công an các đơn vị, địa phương.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
2. Quy định mới về phương thức và hình thức tuần tra
kiểm tra
2.1. Hóa trang
Theo quy định tại
Điều 11 Thông tư 32 năm 2023 của Bộ Công an, bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường
phục) không được phép dừng xe khi phát hiện vi phạm trong mọi trường hợp.
Từ 01/01/2025, điểm
b khoản 3 Điều 7 Thông tư 73 năm 2024 đã cho phép cán bộ hóa trang được sử dụng Giấy chứng minh Công an
nhân dân để yêu cầu dừng phương tiện và thông báo, vận động Nhân
dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về
trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn
chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm, làm thiệt hại đến tài sản, tổn hại đến
tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.
2.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại
Trước đây, việc kiểm
soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2023/TT-BCA thường chỉ sử dụng
hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị và phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều
5 Thông tư 73/2024/TT-BCA, ngoài kiểm soát thông qua Hệ thống giám sát, hệ
thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị thì việc kiểm soát giao thông
còn được khai thác dữ liệu từ thiết
bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, cơ sở dữ liệu
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đơn vị Cảnh sát
giao thông sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (bao gồm cả hệ
thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới), thiết bị
thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
Khai thác dữ liệu
từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, cơ sở
dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để kiểm soát, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các
hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định
Ngoài ra, cảnh sát
giao thông còn tiếp nhận dữ liệu thu thập được từ công trình kiểm soát tải trọng
xe. Theo đó, đơn vị Cảnh sát giao thông theo tuyến, địa bàn được phân công tuần
tra, kiểm soát, có trách nhiệm phối hợp tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công
trình kiểm soát tải trọng xe được lắp đặt trên tuyến, địa bàn để kiểm soát,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, tải trọng xe, các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Quy định mới về thông báo và xử lý vi phạm
Căn cứ Điều
24 Thông tư 73/2024/TT-BCA, thông tư quy định đối với hành vi bị phạt nguội,
cơ quan chức năng sẽ được gửi thông báo qua App VNeTraffic khi đầy đủ hạ tầng kỹ
thuật, thông tin. Cụ thể:
Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ
quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:
- Xác định thông
tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;
- Trường hợp chủ
phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú,
đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành
chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng
Công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải
quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng
phương thức điện tử).
Trường hợp vi phạm
hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn
hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nhưng
Công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển
kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an
cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành
chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;
- Gửi thông báo
yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến
trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an
xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ
việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực
tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định
tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP
Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản, bằng phương thức
điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu trên App VNeTraffic khi đáp ứng điều kiện về
cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin. Đồng thời cập nhật thông tin của phương
tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa
điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ
việc, số điện thoại liên hệ) trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao
thông, App VNeTraffic để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi
phạm hành chính biết, tra cứu, liên hệ giải quyết.
4. Quy định mới về việc
CSGT
được kiểm soát trên đường dẫn ra, vào đường cao tốc
Quy định mới tại
điểm khoản 4 Điều 12 Thông tư 73 đã bổ sung 02 vị trí cảnh sát giao thông được
kiểm soát là trên đường dẫn ra, vào đường cao tốc, bên cạnh việc dừng phương tiện
giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các khu vực trạm thu phí, điểm đầu,
điểm cuối đường cao tốc như quy định trước đây lại điểm a khoản 4 Điều 16 Thông
tư 32.
Khoản 4 Điều 12
Thông tư 72 cũng quy định, khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương
tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm
trong các trường hợp:
Đồng thời, cảnh
sát giao thông phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với
tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương
tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường
bộ.
Trên đây là bài trao đổi của XTVN về chủ đề “Điểm mới trong quy
định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ” theo thông tư Thông tư 73/2024/TT-BCA có
hiệu lực từ ngày 01/01/2025