+84865766989
Phun xăm, thẩm mỹ như xăm môi, xăm mày, … là hình thức kinh doanh làm đẹp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ được mở cửa hàng kinh doanh phun xăm, thẩm mỹ làm đẹp thì cần những điều kiện kinh doanh như thế nào? Vì vậy, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh
phun xăm, thẩm mỹ là gì?
Kinh doanh phun xăm, thẩm mỹ là hoạt động cung cấp
dịch vụ làm đẹp cho khách hàng bằng các kỹ thuật như: phun, thêu, điêu khắc
chân mày; phun môi; phun mí mắt; và các dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật khác.
Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi dịch vụ thẩm mỹ, cụ thể là dịch vụ thẩm mỹ không
xâm lấn (không can thiệp dao kéo vào cơ thể).
Theo quy định hiện hành, mã ngành phun xăm thẩm mỹ
trong kinh doanh là 8699. Đây là mã ngành dành cho các hoạt động y tế chưa được
phân loại cụ thể. Do đó, chủ doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở và những người thực hiện
nghề phun xăm cần có các chứng chỉ hành nghề đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ khoản 12 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cơ
sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý (có xâm
lấn/tiêm) phải được thành lập theo một trong các hình thức tổ chức là bệnh viện
hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa.
Như vậy, việc kinh doanh dịch vụ phun xăm, thẩm mỹ
nếu như thực hiện các dịch vụ chăm sóc da không xâm lấn, không có sử dụng thuốc,
các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người sẽ không thực hiện dưới hình
thức là bệnh viện, phòng khám. Ngược lại, nếu có can thiệp xâm lấn thì bắt buộc
phải kinh doanh theo hình thức bệnh viện, phòng khám.
2. Điều kiện
kinh doanh đối với các cơ sở không dùng thuốc gây tê dạng tiêm, thẩm mỹ không
xâm lấn
Các cơ sở khi có các hoạt động kinh doanh làm đẹp
như phun xăm mày, xăm môi,.. là các loại hình thẩm mỹ làm đẹp phổ biến và không
áp dụng các liệu trình sử dụng thuốc tiêm gây tê khi làm đẹp mà dùng các loại
thuốc ủ tê và không xâm lấn. Vì vậy, điều kiện kinh doanh đối với cơ sở này như
sau:
(1) Cơ sở vật chất:
Đáp ứng điều kiện có địa điểm cố định.
(2) Thiết bị y tế: Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của
cơ sở.
(3) Nhân sự: Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng
tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo,
dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
(4) Có giấy phép
đăng ký kinh doanh: Cơ sở đăng ký theo hình thức
hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
3. Điều kiện
kinh doanh đối với các cơ sở dùng thuốc gây tê, thẩm mỹ xâm lấn
Đối với các cơ sở kinh doanh khi xăm, làm đẹp thẩm
mỹ bằng các hình thức xâm lấn, tác động vào cơ thể người thì điều kiện kinh
doanh được áp dụng theo Khoản 12 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ dưới đây hoặc
có sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý phải được thành lập theo một trong các
hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên
khoa:
- Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết
bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm,
chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) nhằm:
+ Làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, tăng cân nặng,
giảm cân nặng (giảm béo, giảm mỡ cơ thể);
+ Khắc phục khiếm khuyết hoặc tạo hình theo ý muốn
đối với các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông
và các bộ phận khác trên cơ thể người);
+ Tái tạo, phục hồi tế bào hoặc bộ phận hoặc chức
năng cơ thể người.
- Dịch vụ xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc
gây tê dạng tiêm.
Vì vậy, đối với kinh doanh hoạt động xăm, phun,
thêu thẩm mỹ trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì cơ sở phải thành lập
một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa
hoặc phòng khám chuyên khoa.
Cụ thể, các điều kiện tại Điều 43 Nghị định
96/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám
chuyên khoa ngoài điều kiện chung tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Quy mô, cơ cấu
tổ chức phòng khám:
- Có tối thiểu một chuyên khoa;
- Trường hợp phòng khám chuyên khoa đáp ứng đủ điều
kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
quy định tại Điều 39 Nghị định này (trừ hình thức bệnh viện) thì được bổ sung
phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đó nhưng tối đa không quá 03 hình thức tổ chức.
(2) Cơ sở vật chất:
- Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng
khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
- Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật
thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật
có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì
phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng
lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
(3) Có hộp cấp cứu
phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm
vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
(4) Có giấy phép
kinh doanh, giấy chứng nhận hoặc
chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy
nghề hợp pháp cấp.
Trên đây là những nội dung XTLaw trao đổi về
bài viết “Điều kiện kinh doanh phun xăm, thẩm mỹ làm đẹp”, khách hàng cần được tư vấn pháp luật liên hệ
ngay tới XTLaw qua Hotline 0969896148!