Trong quá trình điều hành kinh doanh, có những thời điểm mà
một số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh được tạm
ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
1.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số
01/2021/NĐ-CP thì “tạm ngừng kinh doanh
là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng
kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020”.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản “tạm ngừng kinh doanh” là việc
chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp từ “đang hoạt động” sang “tạm ngừng
kinh doanh”.
Ngày bắt đầu tạm ngừng kinh doanh được xác định là ngày
doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tạm ngừng kinh
doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông
báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc có thể sớm hơn là ngày doanh nghiệp
đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp được
thực hiện tạm ngừng kinh doanh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
●Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền;
●Tạm ngừng kinh doanh theo nhu cầu của doanh nghiệp và có
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm
ngừng.
2.
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định
như sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã
thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh
1.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm
ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh
nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh,
văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc
trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã
thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã
thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm
việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
…”
Theo đó, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa mỗi
lần là một năm.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh
doanh thì sau khi hết thời hạn đã thông báo thì vẫn có thể thông báo về việc
tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật doanh
nghiệp 2015, khoản 2 Điều 57 Nghị định số
78/2015/NĐ-CP nêu rõ, thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01
năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp
tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh,
tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Tuy nhiên, theo pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, hiện nay, không giới hạn việc
doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh, nhưng yêu cầu doanh nghiệp mỗi năm
cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh ít nhất là 01 tháng.
3.
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ
quan thuế hay không?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc
thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh như sau:
“1.
Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm
ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh
trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định
khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người
nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong
thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt
động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.
2.
Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh
thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày
làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động,
kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.
3.
Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời hạn tạm
ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời
hạn.”
Theo đó, nếu như doanh nghiệp thuộc diện đăng ký kinh doanh
thì khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh chỉ cần thông báo với cơ quan đăng ký
kinh doanh chứ không cần thông báo với cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp không
thuộc diện đăng ký kinh doanh thì khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo với
cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
4.
Doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh bị phạt
bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 50 Nghị định
122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:
“Vi
phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
...
c)
Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh
doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
2.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c)
Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh
doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Theo đó, doanh nghiệp có hành vi không thông báo tạm ngừng
kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp cũng phải thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách thông báo về thời điểm và thời hạn tạm
ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh - mức phạt này áp dụng cho tổ
chức. Đối với trường hợp cá nhân vi phạm, mức phạt tiền sẽ là một nửa của mức
phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm.
Theo quy định trên, doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh
doanh 01 năm và nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp thì phải thông báo tới Phòng
đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà
không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thể bị thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 211 Luật
Doanh nghiệp 68/2014/QH13.
Như vậy, công ty tạm ngừng kinh doanh 01 năm mà không thông
báo với Phòng đăng ký kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.