Trong
không khí tưng bừng của mùa Tết Nguyên đán, việc đổi tiền mới là một trong những
truyền thống phổ biến để tạo may mắn và đánh dấu sự mới mẻ cho năm tiếp theo.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhiều người đã lợi dụng phong tục tốt đẹp
này để biến tướng nó thành một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận, đổi tiền cũ
lấy tiền mới nhưng phải mất phí. Chủ đề về việc đổi tiền mới trong dịp Tết
không chỉ là một trải nghiệm văn hóa mà còn mở ra các quan điểm và tranh cãi về
pháp luật và an ninh tài chính. Hãy cùng XTlaw tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vấn đề
này.
1.
Thế nào là đổi tiền ăn chênh lệch?
Vào dịp lễ tết, nhất là tết Nguyên đán xuất
hiện nhiều trường hợp công khai đổi tiền để ăn chênh lệch từ 2% cho đến 15%. Hiện
tượng này xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội nhằm đánh vào nhu cầu sử dụng
tiền mới của người dân, lợi dụng nhu cầu cần tiền mới để lì xì, đi lễ chùa đầu
năm, các dịch vụ đổi tiền rầm rộ trên mạng xã hội.
Theo một số trang cá nhân, hội nhóm trên
Facebook nhiều cá nhân đăng tải đổi tiền mới với mức chênh lệch như sau: Tiền
100.000 phí đổi 2%, tiền 50 nghìn phí đổi 6%, tiền 1000 phí đổi 16%… Hành vi đổi
tiền có thu phí như một loại hình kinh doanh trên tiền chênh lệch.
2.
Đổi tiền lì xì Tết ăn chênh lệch kiếm lời thì bị xử phạt như thế nào?
Việc
đổi tiền mới để kiếm lời mà không thuộc Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền thì bị
coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều
30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng thì cá nhân có hành vi đổi tiền ăn chênh lệch có
thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Cụ thể:
“Điều 30. Vi phạm quy định
về quản lý tiền tệ và kho quỹ
…
5.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a)
Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật; “
Như
vậy, việc đổi tiền lì xì Tết nhằm ăn chênh lệch được coi là hành vi trái pháp
luật và có thể bị xử phạt từ 20 – 40 triệu đồng. Mức xử phạt đối với hành vi
trên là dành cho cá nhân. Theo đó, nếu tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần trở
nên theo quy định đối với cá nhân.
Báo chí, cơ quan chức
năng cũng đã rất nhiều lần phản ánh, cảnh báo rằng không chỉ vi phạm pháp luật,
việc đổi tiền lẻ và tiền mới qua mạng có thu phí có thể xảy ra rủi ro lớn cho
chính người cần đổi tiền, tuy nhiên hiện nay trên các trang mạng xã hội vẫn
tràn lan các bài đăng đổi tiền mới. Do đó, người dân cần tìm hiểu quy định của
pháp luật kể cả người cho đổi tiền cũng như người đổi tiền để tránh hành vi vi
phạm pháp luật và thiệt hại cho bản thân.